Cách phân biệt stress tốt và stress xấu

Stress tốt là động lực phấn đấu trong khi stress xấu gây suy kiệt, trầm cảm, nặng hơn có thể khiến con người suy nghĩ tự hại bản thân.

01:30 28/01/2019

Bác sĩ Lê Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Y học Dân tộc TP HCM, cho biết stress bao gồm tất cả áp lực của cuộc sống, ảnh hưởng về thể xác lẫn tinh thần. Nguyên nhân do môi trường sống, vấn đề tình cảm và cuộc sống cá nhân. 

Stress có hai mặt tốt và xấu, tùy thuộc vào mức độ tình trạng căng thẳng.

Stress tốt là khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, bạn xem chúng như một thử thách trong thời gian ngắn. Đây là hiện tượng luôn đồng hành và tác động đến con người hàng ngày, buộc bạn phải thích nghi, chống đỡ và vượt qua.

"Stress tốt được xem là động lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách", bác sĩ Hùng nói.

Ngược lại, stress xấu đến một cách dữ dội khi cơ thể đang yếu đuối, gây bệnh tật, suy kiệt, trầm cảm, khiến bạn có ý nghĩ và hành động tự hại bản thân như tự tử.

Ảnh: Bu Today

Trải qua stress, con người sẽ trở nên mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Ảnh: Bu Today

Khi cơ thể stress, vùng dưới đồi não và tuyến thượng thận tiết ra hormone giải phóng năng lượng và chuẩn bị tình huống "chiến đấu hay trốn chạy". Lúc này tim sẽ đập nhanh, phổi thở nhanh nông bằng ngực, đồng tử mở rộng, tuyến lệ bị ức chế, toát mồ hôi, máu dồn lên não, ăn không ngon, ngủ không yên...

Bác sĩ Hùng cho biết biểu hiện stress xấu thường là những rối loạn về hành vi và cảm xúc. Họ hay khó chịu, dễ tức giận, buồn bã, khóc vô cớ, thờ ơ trước các cuộc vui, có khuynh hướng thu mình lại, không muốn tiếp xúc nhiều người.

"Người bị stress không tập trung vào công việc, vội vàng, luôn chỉ trích người khác, hay quên, ăn quá nhiều, thậm chí có ý định muốn chết".

Stress khi chuyển thành xấu gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đi cầu nhiều lần, ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ quan sinh dục, xuất tinh sớm. Nếu bệnh nhân không vượt qua được lâu dần sẽ mất trí nhớ, mãn dục, mãn kinh, lão hóa sớm. Nhiều người có thể mắc bệnh suy giáp, vô sinh, nguy hiểm hơn khiến tế bào đột biết và gây ra bệnh ung thư.

Để vượt qua stress, bác sĩ Hùng nhấn mạnh hai quan điểm "sống chậm và "biết đủ là đủ" để an vui, hạnh phúc. Học cách buông bỏ để giảm căng thẳng, giảm áp lực để tồn tại.

Mọi người, nhất là những ai hay chịu áp lực về công việc nên lập kế hoạch cho mình theo tuần, tháng và hàng năm. Trong đó, sử dụng 70-80% cho thời lượng cho công việc, thời gian còn lại hãy dành cho bản thân để thiền định, tập thể dục cải thiện hệ miễn dịch, khiến tinh thần trở nên dẻo dai, mạnh khỏe. Từ đó, chúng ta có thể biến stress xấu thành stress tốt dễ dàng.

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Áp lực học, cậu bé 11 tuổi lái Mercedes của bố đi 'xả stress'

Áp lực học, cậu bé 11 tuổi lái Mercedes của bố đi 'xả stress'

Cậu bé ở Trung Quốc lái xe hơn một tiếng trên đường quốc lộ, tốc độ 70 km/h, may mắn không xảy ra vấn đề gì.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất