Cách xử lý trường hợp “có thai và sinh con trong quá trình mở hồ sơ bảo lãnh”
Nhiều người chọn cách sinh con tại Mỹ để bé có quốc tịch nhưng do chi phí đắt đỏ phần lớn lại chọn con đường bảo lãnh. Vậy còn những trường hợp khác thì như thế nào?
10:30 16/11/2018
BẢO LÃNH VỢ/CHỒNG, HÔN PHU/ HÔN THÊ
Suy cho cùng, mối quan hệ vợ chồng là để tạo nền móng cho việc duy trì, bảo vệ và phát triển giống nòi. Vậy nếu như có thai, sinh con trong quá trình bảo lãnh chính là bằng chứng tốt nhất về mối quan hệ giữa người bảo lãnh và được bảo lãnh. Đôi khi, bằng chứng không nhiều, nhưng tự dưng có đứa con chung, mọi thứ lại đơn giản hơn khi chứng minh mối quan hệ. Khi có visa mà vẫn chưa sinh ra, người bảo lãnh cứ thế mà vác bụng bầu đi, cũng như đeo theo một cái balo mà lên máy bay thôi, chỉ lưu ý là sinh con tại Hoa Kỳ chi phí rất cao nếu như mình không có bảo hiểm.
Còn khi đã sinh ra tại Việt Nam thì có nhiều trường hợp:
• Nếu người bảo lãnh đã có quốc tịch và sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm: Làm báo sanh lãnh sự CRBA, đứa bé sẽ tự có quốc tịch.
• Nếu người bảo lãnh đã có quốc tịch nhưng sống ở Hoa Kỳ chưa tới 5 năm: Mở hồ sơ bảo lãnh IR cho con của mình hoặc làm người đi kèm của diện K1. Người mẹ có thể xin lãnh sự quán in visa cùng lúc với con mình.
• Nếu người bảo lãnh chỉ có thẻ xanh: thông báo với lãnh sự quán, cầm khai sinh lên bổ sung, ngay cả khi visa đã in ra rồi, vẫn có thể bổ sung cho con đi kèm.
BẢO LÃNH CON ĐỘC THÂN
Bảo lãnh con độc thân sẽ là diện IR, hay F2A với con dưới 21 tuổi, F1 hay F2B với con trên 21 tuổi. Nếu như người con đó có con, đứa bé đó sẽ được lại con ngoài giá thú và hoàn toàn có thể đi cùng với đương đơn, miễn là đương đơn chưa kết hôn. Nếu kết hôn, đương đơn sẽ tự động mất quyền lợi của con độc thân. Hồ sơ IR hay F1 sẽ chuyển qua F3, nhưng nếu là F2A hay F2B sẽ bị đóng hồ sơ.
Nếu có visa nhưng chưa nhập cảnh Hoa Kỳ, chưa có thẻ xanh mà đã kết hôn, visa sẽ mất giá trị. Sau này, nếu bị phát hiện, thẻ xanh có thể mất hiệu lực, và hồ sơ bảo lãnh sau này sẽ vô hiệu.
Khi đi phỏng vấn, nếu như đương đơn có thai hay có con, nhân viên lãnh sự sẽ đưa giấy tờ ra, làm bản cam kết hiện tại chưa đăng ký kết hôn. Tin trước, nếu phát hiện gian dối sẽ phạt sau, không phải do tin người, với họ, mọi người đều trung thực, vô tội trước khi chứng minh được người đó gian dối, luật Hoa Kỳ là như vậy, nhân văn là vậy.
BẢO LÃNH CON CÓ GIA ĐÌNH
Con có gia đình, nếu như, có mang thai, có thể đi máy bay thì cứ như bình thường mà qua Hoa Kỳ, sinh ở đó, con sẽ có quốc tịch. Còn đã sinh con tại Việt Nam, thông báo với cơ quan chính phủ đang thụ lý hồ sơ mà bổ sung khai sanh (đối với NVC, Lãnh sự quán). Kể cả khi cấp visa rồi mới sinh cũng có thể mang khai sanh ra, khai báo với lãnh sự quán để được in thêm visa. Ngay cả con đi kèm có con, tức là cháu nội/ngoại của người bảo lãnh, cũng có thể được cấp visa.
BẢO LÃNH ANH/CHỊ/EM
Cũng như cha mẹ bảo lãnh con có gia đình nhưng con của người đi kèm, có được đi hay không, phù thuộc vào nhân viên lãnh sự thụ lý hồ sơ.
BẢO LÃNH CHA/MẸ
Hỏi cắc cớ như vậy nhưng mẹ còn trẻ vẫn có thể mang thai như thường mà. Cha/mẹ cũng như vợ chồng/con phụ thuộc của công dân Hoa Kỳ đều là diện ưu tiên, không cần phải đợi ngày visa đáo hạn mới được phỏng vấn. Nhưng bảo lãnh con cái, cháu nội/ngoại phụ thuộc được đi kèm, còn con phụ thuộc của cha/mẹ thì không được như vậy mà phải một là mở hồ sơ F4 cho em mình, hoặc cha/me qua Hoa Kỳ, có thẻ xanh rồi thì mở hồ sơ F2A cho con phụ thuộc.
Cớ từ đâu mà ra vậy? Bởi vì “luật di trú Hoa Kỳ đối xử rất khác đối với người dưới 21 tuổi và trên 21 tuổi.”
Nguồn: ditruquoctich.com
Truy tố những đường dây cấp bằng lái xe giả tại DMV ở California
Cuộc điều tra gian lận xảy ra tại Nha Lộ Vận (DMV) California của FBI vào ngày 9 tháng 11 đã tống thêm hai nghi can nữa vào tù.