Cái giá Mỹ phải trả khi điều 3 tàu sân bay tới gần Triều Tiên

Việc triển khai ba tàu sân bay cùng lúc tới Đông Á ảnh hưởng lớn đến khả năng sẵn sàng chiến đấu và hiện diện toàn cầu của Mỹ.

08:30 16/11/2017

Hải quân Mỹ hồi đầu tháng 11 triển khai cùng lúc ba nhóm tác chiến tàu sân bay gồm USS Carl Vinson, USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt tới biển Nhật Bản để diễn tập trong dịp Tổng thống Mỹ Donald Trump công du châu Á. Giới chuyên gia đánh giá đây là màn phô trương sức mạnh ấn tượng của Mỹ, nhưng cái giá phải trả cũng không hề rẻ, theo Reuters.

Việc điều động ba tàu sân bay đến Tây Thái Bình Dương là một phần trong chiến lược răn đe Triều Tiên của Mỹ. Cuộc tập trận làm nổi bật chuyến công du của đến châu Á, nơi ông phát biểu trước lãnh đạo các nước về yêu cầu kiềm chế Triều Tiên, cũng như tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc này buộc Washington phải rút lực lượng thường trực tại một loạt các điểm nóng, trong đó có cả Vùng Vịnh.

"Để các nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson, USS Nimitz và USS Theodore Roosevelt sẵn sàng triển khai trong tháng 10, tổng cộng 94 tiêm kích F-18 đã được lấy từ cơ sở bảo dưỡng hoặc các phi đội trực chiến, cùng một số chiếc trong biên chế lực lượng dự bị, vốn dùng để huấn luyện phi công mới", Phó đô đốc Mike Shoemaker, tư lệnh không quân hải quân Mỹ, cho biết.

Màn phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương đòi hỏi sử dụng máy bay từ những phi đội đóng trên lãnh thổ Mỹ, khiến họ không còn chiến đấu cơ để huấn luyện. Ông Shoemaker khẳng định việc này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo phi công hải quân trong tương lai.

Cuối tuần trước, hải quân Mỹ thừa nhận chỉ có 31% tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, tương đương 170 chiếc, đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng này đang thiếu hụt hàng loạt khí tài như tiêm kích và tàu ngầm do các vấn đề phát sinh khi bảo dưỡng, cường độ hoạt động cao, chậm bổ sung trang bị mới và thiếu ngân sách. Hiện không rõ bao nhiêu máy bay trên ba tàu sân bay tại Đông Á ở trong tình trạng kỹ thuật tốt.

cai-gia-my-phai-tra-khi-dieu-3-tau-san-bay-toi-gan-trieu-tien

Ba tàu sân bay Mỹ tập trận gần Triều Tiên. Ảnh: USN.

Trong năm nay, số binh sĩ Mỹ thiệt mạng do tai nạn dường như cao hơn cả thương vong trong chiến đấu, trong đó sự cố va chạm của tàu khu trục USS Fitzgerald và USS John S. McCain được cho là lỗi của thủy thủ đoàn. Điều này cho thấy ngay cả khi quân đội Mỹ không tham chiến, binh sĩ luôn phải đối mặt với tình trạng quá tải và không được huấn luyện đầy đủ.

Điều này đặc biệt đúng ở châu Á, khi các tàu chiến như USS Fitzgerald và USS John S. McCain thường xuyên phải ở trong trạng thái sẵn sàng cao để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải và răn đe Triều Tiên.

Trong khi đó, căng thẳng tại châu Âu với Nga khiến Mỹ gia tăng hoạt động quân sự lên mức chưa từng có từ sau thời Chiến tranh Lạnh, khiến binh sĩ và khí tài Mỹ gần như phải tập trận liên tục để trấn an đồng minh.

Quân đội Mỹ hiện nay vẫn đủ sức áp đảo các đối thủ tiềm tàng, nhưng dường như nó đã để lộ điểm yếu về hậu cần và khả năng sẵn sàng chiến đấu sau cuộc tập trận phô diễn sức mạnh tại Đông Á, đồng thời đặt ra nhiều nguy cơ do huấn luyện yếu kém trong tương lai, bình luận viên Peter Apps nhận định.

Tags:
Một ông ở Long Beach bị kết tội cưỡng hiếp bé gái 11 tuổi

Một ông ở Long Beach bị kết tội cưỡng hiếp bé gái 11 tuổi

Một người đàn ông 47 tuổi vừa bị kết tội cưỡng hiếp một bé gái, từ lúc em còn chín tuổi, cho đến khi em 11 tuổi.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất