California: 42% di dân làm việc trong nhiều lãnh vực chuyên môn
Có trên 42% nhân công tại California làm việc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ sư và toán học là người ngoại quốc, theo một nghiên cứu mới nhất được trang Mercury News loan tin.
03:26 17/07/2017
American Immigration Council, một tổ chức phi lợi nhuận tại Washington, DC, nghiên cứu ngành nghề, giới tính, học vấn và địa lý để tìm ra số lượng nhân công trong lĩnh vực STEM (Science, Technology, Engineer, Mathematics – khoa học, kỹ thuật, kỹ sư, toán) tại Hoa Kỳ bằng cách sử dụng thống kê năm 2015 của Cơ Quan Thống Kê Dân Số Hoa Kỳ (US Cencus Bureau).
Trên toàn quốc có khoảng 1/4 nhân công trong lĩnh vực STEM là người ngoại quốc, theo thống kê cho biết.
Theo ghi nhận, con số này gần như tăng gấp đôi từ 11.9% vào năm 1990 lên đến 24.3% vào năm 2015.
“Tầm quan trọng của người ngoại quốc làm có ngành nghề liên quan đến STEM là một điều không nên xem thường,” theo bản báo cáo của hội American Immigration Council. “Với nhu cầu nhân công trong lĩnh vực STEM ngày càng cao, người ngoại quốc làm trong ngành STEM sẽ là chìa khoa quan trọng cho vấn đề sản xuất và phát triển tại Hoa Kỳ.”
Một số nghiên cứu khác cho thấy, người ngoại quốc thường nhận nhiều bằng sáng chế hơn người trong nước và đóng góp nhiều vào mức gia tăng bằng sáng chế cho Hoa Kỳ trong ngành máy tính, điện tử, thiết bị y tế và dược. Ngoài ra, trong danh sách các công ty nằm trong Fortune 500 năm 2010, có đến 40% được sáng lập do một di dân hoặc con của người di dân.
Người ngoại quốc cũng giúp công nhân bản xứ vì những sáng kiến của họ giúp tăng sản lượng và lợi nhuận cho các công ty trong lĩnh vực STEM, qua đó, giúp các công ty này mướn thêm nhân công.
Một nghiên cứu khác cho thấy, nếu thêm 100 nhân công ngoại quốc trong STEM với bằng cao học từ các trường đại học Hoa Kỳ, thì sẽ có thêm 262 việc làm cho công nhân bản xứ.
Ví dụ điển hình là nhà sáng lập công ty Tesla, ông Elon Musk đến Mỹ khi ông ở độ tuổi 20 sau khi lớn lên tại Nam Châu Phi và học tại Canada. Ngoài ra, nhà sáng lập Yahoo, ông Jerry Yang, chỉ biết vài chữ tiếng Anh khi ông đến sống tại Mỹ năm 12 tuổi. Nhà sáng lập Ebay, ông Pierre Omidyan, cũng là một người Mỹ gốc Iran.
Theo báo cáo của hội American Immigration Council, người ngoại quốc chiếm tổng cộng 39% nhân công trong ngành kỹ sư phần mềm, 27% thiết kế phần mềm và 25% phân tích phần mềm máy tính.
Trong lãnh vực kỹ sư, người ngoại quốc thường là kỹ sư điện và chiếm 28% nhân lực trong ngành này.
Đối với vị trí quản lý, người ngoại quốc thường thấy làm trong chuyên ngành máy tính và phần mềm, và chiếm 21% nhân lực.
Trên toàn quốc, California đứng thứ hai về số người ngoại quốc làm việc trong lĩnh vực STEM, sau tiểu bang New Jersey với 43%. New York được xếp hạng ba với 29%.
Trong khi đó, những tiểu bang với ít người ngoại quốc làm việc gồm Wyoming với 0.8%, South Dakota với 4%, và Mississippi và North Dakota với 5%.
Nếu thêm ngành y tế và ngành khoa học xã hội vào dạng STEM tại California, tỷ lệ phần trăm nhân lực là người ngoại quốc sẽ giảm còn 37%. Những ngành nghề này gồm: bác sĩ tổng quát và bác sĩ giải phẫu, nha sĩ, bác sĩ thú y và một số ngành nghề khác.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, người ngoại quốc làm việc trong lãnh vực STEM có trình độ học vấn cao hơn người bản xứ, với 47% công nhân ngoại quốc có ít nhất năm năm đại học và chiếm 26% trên tổng số người làm việc trong STEM.
Với nhu cầu ngày càng tăng thì việc đòi hỏi nhân công có đủ trình độ học vấn càng tăng. Cơ Quan Thống Kê Nhân Công Hoa Kỳ (US Bureau of Labor Statistic) dự đoán, các ngành nghề có liên quan đến STEM sẽ tăng khoảng 13% từ năm 2012 đến năm 2022.
“Trong khi cố gắng gia tăng lượng người bản xứ theo các ngành nghề liên quan đến STEM,” bản báo cáo cho biết. “các học sinh ngoại quốc và nhân công trong lĩnh vực STEM vẫn thiết yếu nếu như Mỹ muốn bù đắp sự thiếu hụt nhân công trong tương lai và phát triển ở thị trường quốc tế.”
Từ di dân trở thành phi công bay một mình vòng quanh thế giới
Shaesta Waiz, 29 tuổi, di dân Afghanistan sống ở Florida, đang tiếp tục thực hiện dự án trở thành người phụ nữ ít tuổi nhất trong lịch sử lái máy bay một mình đi vòng quanh thế giới.