California đặt mục tiêu chống lại hiện tượng trái đất nóng lên
Chính quyền bang California muốn giảm phát thải khí nhà kính trong những năm tới để các nhà máy lọc dầu và các ngành công nghiệp khác có thể phải đối mặt với những chi phí tăng vọt để tuân thủ các quy định. Nếu điều đó xảy ra, một nỗ lực được hoan nghênh như mô hình quốc tế về chống nóng lên toàn cầu có thể sụp đổ.
23:00 13/05/2017
Khi nhà kinh tế năng lượng Danny Cullenward của Đại học Stanford xem xét các chính sách của California về thay đổi khí hậu, ông đã nhìn thấy một “quả bom thời gian”.
Không phải ai cũng đồng ý với đánh giá của Cullenward nhưng nó phản ánh các chuyên gia, quan chức và các nhà lập pháp bắt đầu tính tới những kế hoạch chống lại nóng lên toàn.
Mặc dù California đã vươn tới mục tiêu ban đầu của mình là giảm lượng khí thải xuống mức năm 1990 vào năm 2020 nhưng phải cắt giảm thêm 40% vào năm 2030 theo một luật được ký kết bởi Chính phủ Jerry Brown năm ngoái.
Cullenward, người đã giúp hình thành luật pháp ở Capitol, sẽ có những đề xuất táo bạo để giải quyết vấn đề này.
Các nhà lập pháp của chính quyền bang đang sắp xếp thông qua một loạt các ý tưởng trong năm nay. Một đề xuất sẽ đẩy nhanh việc áp dụng năng lượng tái tạo và cuối cùng là loại bỏ tất cả các nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.
Một số người ủng hộ muốn một mạng lưới điện khu vực để chia sẻ năng lượng sạch trên toàn tiểu bang. Mọi người đều đang tìm cách để biến chính sách khí hậu thành công việc trong cộng đồng địa phương của họ.
Lãnh đạo Thượng viện Kevin de León (D-Los Angeles) cho biết: "Chúng tôi đã quyết định rằng chúng tôi muốn giảm đáng kể ô nhiễm và tiến tới một tương lai năng lượng sạch.”
Tuy nhiên, những cuộc đối thoại này có thể dẫn tới sự tranh cãi của các cuộc thảo luận trước, chia rẽ các nhà bảo vệ môi trường và buộc các nhà lập pháp đưa ra những quyết định khó khăn về việc ép một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới vào một mức phát thải nhỏ hơn đáng kể.
Rob Lapsley, chủ tịch Hội nghị Bàn tròn Doanh nghiệp California, đại diện cho các tập đoàn lớn nhất của bang, nói: "Mọi thứ đều là một dấu hỏi lớn.”
Trung tâm cuộc tranh luận là về việc mở rộng chương trình cap-and-trade, đòi hỏi các công ty phải mua giấy phép thải khí nhà kính vào khí quyển. Giấy phép cũng có thể được giao dịch trên thị trường.
Luật pháp, SB 775, được viết bởi Thượng nghị sĩ Bob Wieckowski (D-Fremont) và ủng hộ bởi De León, sẽ tạo ra mức giá tối thiểu cao hơn cho giấy phép phát thải và sẽ có mức tăng hàng năm để tạo ra động lực lớn cho các công ty.
Cũng sẽ có một mức trần vững chắc về việc làm giảm phát thải để đạt được mục tiêu 2030.
Pháp luật sẽ tạo ra một sự thay đổi đáng kể. Thay vì gửi thu nhập từ cap-and-trade cho các dự án nhằm giảm phát thải, một khoản tiền sẽ được phân phối cho người dân California - giống như giảm thuế.
Mặc dù vẫn chưa rõ ràng việc giảm giá có hiệu quả như thế nào, đề xuất này là một sự thừa nhận rằng chi phí xăng dầu có thể sẽ tăng, và các nhà lập pháp muốn giúp đỡ cử tri tránh khỏi ảnh hưởng.
Wara nói rằng California cần những chính sách khác nhau để đưa ra một mục tiêu mới. "Đó là một hành động hoàn toàn khác. Chúng ta cần thừa nhận điều đó. Nó sẽ giảm mức phát thải tới mức không bang nào đạt được".
Luật pháp cũng bao gồm một sửa đổi cho chương trình mà một số người bảo vệ môi trường sợ hãi sẽ làm cho nó khó khăn hơn trong việc đảm bảo rằng chính quyền bang đáp ứng đủ các mục tiêu đó. Theo đề xuất mới, chính quyền bang sẽ bán một số giấy phép không giới hạn nếu giá lên đến trần, chứ không phải là giới hạn số lượng hiện có như chương trình hiện nay.
Theo Nathaniel Keohane, phó chủ tịch của Quỹ Bảo vệ Môi trường, điều chỉnh này sẽ có chức năng thương mại giống như một khoản thuế.
De León muốn đẩy nhanh quá trình giảm phát thải từ việc phát điện. Ông đã đưa ra luật mới, SB 100, vào tuần trước, yêu cầu nhà nước sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời cho 60% năng lượng vào năm 2030, tăng so với mục tiêu hiện tại là 50%. Đến năm 2045, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than và khí tự nhiên để sản xuất điện sẽ không còn được phép nữa.
Brent Newell, giám đốc pháp lý tại Trung tâm về Chủng tộc, Nghèo đói và Môi trường, không muốn thấy động cơ để sản xuất khí sinh học từ phân bò ở các cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp bởi vì đó vốn là nguồn ô nhiễm không khí và nước.
Mặc dù pháp luật là "hướng la bàn" đi đúng hướng, nhưngđó không phải là năng lượng sạch.
Đạt đến ngưỡng nhiên liệu hóa thạch không được sử dụng sẽ đòi hỏi phải có những cách tiếp cận mới đối với lưới điện của California. Các nguồn tái tạo có thể khó quản lý vì không thể kiểm soát khi mặt trời chiếu sáng hoặc gió thổi. Thách thức là việc tìm ra cách hấp thụ điện năng khi có quá nhiều, chẳng hạn như sạc pin hoặc bơm nước vào hồ chứa và sau đó giải phóng nó khi cần thiết.
Ý tưởng này sẽ đòi hỏi California phải chia sẻ quyền kiểm soát lưới điện với các tiểu bang khác, điều này làm cho một số nhà lập pháp và những người ủng hộ không hài lòng. Các hiệp hội cũng sợ những thay đổi khiến các dự án năng lượng xây dựng trở nên hấp dẫn hơn bên ngoài tiểu bang California.
Các cuộc tranh luận về những vấn đề này đang thu hút sự chú ý nhất ở Capitol nhưng các đề xuất khác cũng đang bộc phát, một dấu hiệu cho thấy nhiều nhà lập pháp muốn tham gia vào vấn đề này.
Một biện pháp sẽ làm cho người dân California có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận với nguồn năng lượng mặt trời hơn. Một biện pháp khác cũng sẽ tạo ra hệ thống theo dõi điện năng tiêu thụ để giúp xác định các khu vực hiệu quả hơn.
Lauren Navarro, quản lý chính sách cấp cao của Quỹ Bảo vệ Môi trường, nói: "Rất nhiều bước nhỏ tạo đà lớn. Đây là những phần cần thiết để có được một nền kinh tế năng lượng sạch."
Gần 77 triệu người ở Mỹ đang sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
Theo báo cáo mới được công bố ngày hôm nay bởi nhóm vận động môi trường Natural Resources, vào năm 2015, hơn 76 triệu người Mỹ đang phải sử dụng các hệ thống nước cộng đồng có một số vi phạm về nước uống, trong đó có hơn 18 triệu người sử dụng nước có quá nhiều chì và đồng.