California: Kết thúc Ân xá vé phạt giao thông, xem xét dự luật mới

Chương trình ân xá vé phạt vi phạm giao thông của tiểu bang California sẽ kết thúc vào thứ hai ngày 3 tháng 4 năm nay khiến nhiều người dân đang vội vã.

09:36 04/04/2017

Bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10, 2015 và kéo dài cho đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2017, chương trình cho phép người dân được giảm đáng kể số tiền nợ giấy phạt vi phạm giao thông và giúp tài xế hồi phục bằng lái bị treo lâu nay do không có khả năng đóng tiền phạt hay không ra trình diện toà.

Những người ủng hộ cho rằng, chương trình là bước đầu tiên trong việc khắc phục cuộc khủng hoảng quốc gia đang ngày càng gia tăng, đó là hàng triệu người có thu nhập thấp, những người có bằng lái bị treo sau khi bị xé giấy phạt vi phạm giao thông hàng trăm hay hàng ngàn Mỹ kim, và ngay từ đầu họ đã không thể trả nổi.

Jimmie Braden là một trong số này.

Braden bị 4 vé phạt trong vài năm qua, hầu hết do lỗi phóng nhanh và một lần rẽ trái bất hợp pháp. Mỗi vé phạt vài trăm Mỹ kim. Anh dự tính trả chúng nhưng gánh nặng tài chánh oằn trên vai. Vừa đi học vừa đi làm, Braden làm việc không nghỉ để có thể lo được cho 3 đứa con, 2 sanh đôi và một đứa mới sanh. Và khi không ra trình diện toà, Braden còn bị tính lệ phí dân sự $300 Mỹ kim cho mỗi lần vi phạm.

Braden không phải là người duy nhất lâm vào cảnh không túng thiếu. Theo tường trình của cơ quan Dự trữ Liên bang vào năm 2016, gần phân nửa người Mỹ – 46% – không có $400 Mỹ kim dành cho những chi tiêu khẩn cấp hoặc phải bán món đồ nào đó, hay vay mượn để có thể bù đắp khoản này. Thông thường, mỗi vé phạt vi phạm giao thông thường ít nhất một trăm đô nhưng sau đó tăng chóng mặt vì người vi phạm không trả món tiền phạt. Đây mới là vấn đề chính, theo bà Elisa Dilla-Piana – Giám đốc pháp lý Uỷ ban Luật sư vì Dân quyền của vùng Vịnh San Francisco.

Hơn 4 triệu người ở tiểu bang California bị treo bằng lái hơn 5 năm vì không thể trả tiền phạt, bà Dilla-Piana cho biết. Tính theo tỉ lệ thì 1/6 tài xế không có bằng lái. “Chúng tôi có hàng trăm người vào văn phòng, cho hay, có thể xin được việc làm nhưng lại không có bằng lái,” bà Dilla-Piana nói. Những người nào liều lái xe khi bằng lái bị treo thì lãnh hậu quả tồi tệ, như xe bị cẩu hoặc đi tù.

Uỷ ban công bố tường trình vào tháng 4 năm 2015, cho thấy cụ thể người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi hệ thống lệ phí và tiền phạt của tiểu bang như thế nào, đã nghèo sẽ càng nghèo hơn, khó mà vượt qua được. Đặc biệt, đây là gánh nặng đối với những người da màu do tình trạng cảnh sát chặn xe người da đen hoặc Latino nhiều hơn những người da trắng.

Một tường trình vào năm 2016 của East Bay Community Law Center phát giác, người da đen ở Oakland chiếm 70% các vụ bị cảnh sát ngừng xe trong khi cộng đồng chỉ chiếm 26,5% dân số. Tại Berkeley, người da đen bị chặn xe 30,5% nhưng chỉ chiếm 8,4% dân số.

Việc này không chỉ phản ánh thực trạng không công bằng mà còn phản tác dụng. “Nếu một người mất việc vì bằng lái bị treo thì người đó sẽ ăn trợ cấp, hưởng tem phiếu thực phẩm, như vậy sẽ tiêu tốn tiền của tiểu bang hơn,” Ken Thiesen từ tổ chức Bay Area Legal Aid bày tỏ. Còn toà án thì không thể thu được tiền người ta không trả, “Thay vào đó, nếu họ có thể kiếm được việc làm, bắt đầu đóng thuế thì sẽ tiết kiệm được chi phí cho tiểu bang,” ông Thiesen nói.

Chương trình ân xá cho phép người nợ tiền phạt lập kế hoạch chi trả và tiểu bang có thể thu được hơn 35,5 triệu trong thời gian giữa tháng 10 năm 2015 và tháng 12 năm 2016, theo con số thống kê mới nhất.

Trong thời gian trên, chương trình đã giảm được số vé vi phạm giao thông còn nợ tiền phạt cho hơn 205.000 người và phục hồi hơn 192.000 bằng lái, theo Hội đồng Tư pháp tiểu bang.

Một khi chương trình kết thúc vào ngày thứ hai tuần sau thì sẽ không có gì thay thế ngay lập tức. Tuy nhiên, hy vọng sẽ có một số thay đổi trong tương lai. Đề xuất ngân sách của Thống đốc tiểu bang cho năm nay có bao gồm một điều khoản chấm dứt việc treo bằng lái dưới hình thức hình phạt. Và, Thượng nghị sĩ Bob Hertzberg, (Dân chủ – Van Nuys) vào tháng giêng đã trình một dự luật, yêu cầu toà án không được tự động đình chỉ bằng lái của người dân và phải xác định liệu người vi phạm có khả năng chi trả trước khi đưa ra mức phạt.

Tỷ phú từ thiện 8 tỷ USD: Sinh ra tay trắng, cuối đời trắng tay

Tỷ phú từ thiện 8 tỷ USD: Sinh ra tay trắng, cuối đời trắng tay

Tỷ phú Chuck Feeney là người đầu tiên ở Mỹ bỏ ra số tiền lớn là tài sản của mình để làm từ thiện. Ông chính thức rỗng túi, đi ở thuê vào tuổi ngoài 80, nhưng đã hoàn thành khát vọng “cho đi khi còn đang sống”.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất