Cấu trúc đáng kinh ngạc xuất hiện sau khi lập bản đồ 8.000 thiên hà (video)

Thật khó khi tưởng tượng về vị trí của chúng ta trong cả khoảng không gian bao la này, chưa nói đến chuyện vẽ bản đồ vũ trụ quanh ta với vô số các vì sao và thiên hà to lớn.

10:00 25/02/2019

Các nhà thiên văn học vẫn đang cố gắng để đo lường các thiên hà trong vũ trụ đã biết, tuy chưa có con số chính xác nhưng người ta đồng tình rằng nó sẽ nằm đâu đó trong khoảng 100-200 tỷ thiên hà. Nhưng rốt cuộc con số này cũng chỉ là phỏng đoán, vũ trụ to lớn đến vô tận mà những gì chúng ta biết có thể chỉ bằng một hạt bụi mà thôi.

Hãy thử xem xét Dải Ngân Hà của chúng ta, có đường kính khoảng 120.000 năm ánh sáng. Mà 1 năm ánh sáng tương đương khoảng 5878 tỷ dặm, vậy Dải Ngân Hà rộng khoảng 7 x 10^17 dặm – quả là những con số chóng mặt. Một mình thiên hà này của chúng ta cũng đã có đến 400.000 tỷ ngôi sao, mà mỗi ngôi sao lại có các hành tinh quay quanh nữa…

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần bắt đầu từ một điểm tham chiếu nào đó để hiểu vị trí “địa lý” của mình trong vũ trụ. Để lập bản đồ vùng vũ trụ xung quanh chúng ta, một nhóm các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu từ hơn 8000 thiên hà phụ cận.

Nhằm nắm được phân bố của các thiên thể xung quanh Dải Ngân Hà, các nhà nghiên cứu đã phải xử lý một lượng lớn dữ liệu cho phép họ nắm được chuyển động và vị trí của từng thiên hà trong không gian. Họ phát hiện ra rằng Dải Ngân Hà của chúng ta thực chất nằm trong một hệ thống khổng lồ tạo thành từ rất nhiều thiên hà khác nhau – gọi là siêu quần thiên hà (Supercluster) Laniakea. Cái tên này trong tiếng Hawaii có nghĩa là “thiên đường vô tận”.

Một phát hiện khác còn đáng kinh ngạc hơn, đó là có một thứ chưa biết rõ trong vũ trụ đang “kéo” Dải Ngân Hà của chúng ta và các thiên hà khác về phía nó với một vận tốc khó tin là 22 triệu km/h.

Lực kéo bí ẩn này được gọi là “Nguồn hấp dẫn lớn” (Great Attractor), một điểm trong không gian ở cách chúng ta khoảng 250 triệu năm ánh sáng. Cơ bản thì Nguồn hấp dẫn lớn được các nhà nghiên cứu xem là “sự dị thường của trọng lực” nằm trong khu vực của Siêu quần thiên hà Hydra-Centaurus.

Nguồn hấp dẫn lớn lại tình cờ nằm trong Vùng Che khuất (Zone of Avoidance). Khu vực này trên bầu trời bị che khuất bởi khí và bụi từ Dải Ngân Hà, khiến cho kính thiên văn và các công nghệ khác khó mà quan sát được.

Qua video hẳn bạn có thể thấy, chỉ trong giới hạn vũ trụ nhỏ bé mà chúng ta quan sát được thì đã to lớn không tưởng rồi, và chúng ta chỉ là một phần trong một phần của những thiên thể đang di chuyển trong vũ trụ với vận tốc khủng khiếp.

Theo ancient-code.com,

Phong Trần

Tags:
Venezuela – Câu chuyện cảnh giác về ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Trung Quốc

Venezuela – Câu chuyện cảnh giác về ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Trung Quốc

Trung Quốc đã rót những khoản tiền khổng lồ vào Venezuela thông qua các giao dịch dầu và cơ sở hạ tầng, theo cái mà Bắc Kinh gọi là “mối quan hệ cùng có lợi”, nhưng không ngờ quốc gia Nam Mỹ này lại lâm vào khủng hoảng trầm trọng vì suy thoái kinh tế.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất