Cây sồi sở hữu đất như người tại Mỹ
Cho rằng cây sồi 200 tuổi có sức mạnh thiêng liêng, người dân muốn nó tồn tại thêm hàng trăm năm nữa nên kiến nghị trao quyền tự sở hữu.
10:00 02/05/2018
Gần trung tâm của thành phố nhỏ Eufala, bang Alabama, Mỹ, từng có một cây sồi cổ thụ tên là Post. Cái cây cao 20 m nằm trong sân nhà của đội trưởng John A. Walker. Không chỉ là nơi vui chơi yêu thích của trẻ nhỏ trong địa phương, nó đã trở thành biểu tượng cho thành phố, theo AL.
Cây sồi đã trải qua nhiều biến cố nghiêm trọng. Năm 1919, một trận lốc xoáy dữ dội tàn phá Eufala nhưng không thể quật ngã cái cây. Sau đó, nó tiếp tục trải qua một trận hỏa hoạn nhưng những tán lá vẫn vươn cao. Người dân địa phương cho rằng cây cổ thụ này có sức mạnh thiêng liêng và kiến nghị hội đồng thành phố trao quyền tự làm chủ cho nó.
Năm 1936, một cột bia được dựng trước cây với chứng thư nhượng quyền: “I.E.H. Graves, với tư cách là Thị trưởng thành phố Eufaula, xin chứng nhận, thương lượng, bán và chuyển cho cây sồi Post – không phải là một cá nhân, đối tác hay tổ chức, mà là một món quà của Đấng Toàn năng, quyền sở hữu và giữ gìn bản thân, cành lá, thân cây, rễ cây miễn là nó còn sống”.
Không may, sau khi trải qua quá nhiều giông bão, cái cây bị phá hủy trong trận cuồng phong quét qua thành phố năm 1961. Thời điểm đó, cây được ước tính có tuổi thọ hơn 200 năm.
Người dân trồng một cây sồi khác thay thế song cây này đã chết. Họ tiếp tục trồng một cây sồi khác còn tồn tại đến ngày nay.
Đây không phải là cây sồi duy nhất được trao quyền sở hữu đất. Cây sồi đầu tiên được trao quyền đặc biệt này là cây sồi trắng ở Georgia, Mỹ khi nó sở hữu chính mình và khu đất nhỏ bao quanh. Trước đó, cái cây thuộc về đại tá William Henry Jackson. Do rất yêu quý nó, trước khi chết, ngài Jackson tìm cách đảm bảo cây có thể tồn tại lâu nhất. Trong những năm 1820-1832, Jackson chuẩn bị một chứng thư nhượng quyền sở hữu cây sồi và toàn bộ khu đất trong phạm vi 2,5 m quanh thân cây cho chính nó.
Cái cây của đại tá được đặt tên là Jackson, nhưng nó bị bật gốc vào năm 1942. Người dân trồng một cây thay thế (ảnh trước) còn sống tới ngày nay, được gọi là “Con trai của cái cây sở hữu chính mình”.
Theo VnExpress
Thói quen gối đầu lên tay ngủ khiến cô gái suýt hỏng tay
Việc thường xuyên gối đầu lên tay ngủ đã làm hỏng dây thần kinh xuyên tâm điều khiển cổ tay và ngón tay.