Chân dung vị phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam được bổ nhiệm chức Giáo sư trường Đại học lớn tại Mỹ
Theo thông tin Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Bách được bổ nhiệm chức danh giáo sư kiêm nhiệm thuộc khoa Y tế, Hành vi và Xã hội, thuộc trường Y tế công cộng Bloomberg được đăng tải trên website của ĐH Johns Hopkins, Mỹ được đăng tải khắp mạng xã hội.
09:49 19/09/2023
Vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS-TS) này đang gây sốt mạng xã hội vì sự tài giỏi và vẻ ngoài cực kì điển trai của mình.
ĐH Johns Hopkins là một trong những trường hàng đầu của Mỹ và thế giới về lĩnh vực Y tế công cộng (thành lập năm 1876). Đây cũng là trường đại học nghiên cứu đầu tiên của Mỹ. Hiện tại, trường này đang đứng thứ 12 trên bảng xếp hạng những trường tốt nhất do Times Higher Education bình chọn. Trường đứng thứ 6 ở lĩnh vực lâm sàng, tiền lâm sàng và y tế.
Trần Xuân Bách có những nghiên cứu liên quan nhiều đến HIV/AIDS cùng các bệnh mới xuất hiện trong khu vực
Năm 2009, Trần Xuân Bách học tiến sĩ tại Đại học Alberta (Canada), chuyên ngành Kinh tế Y tế và Chính sách Y tế. Với số điểm trung bình 4.0/4.0, nghiên cứu sinh người Việt Nam mang về tấm bằng loại ưu, giành giải thưởng cho báo cáo nghiên cứu tiến sĩ xuất sắc nhất tại Hội nghị Khoa học Y tế công cộng INSIGHT, Đại học Alberta. Sau đó, vị PGS TS này tiếp tục học sau tiến sĩ tại đại học hàng đầu thế giới về Y tế công cộng - Johns Hopkins (Mỹ).
Năm 2011, Trần Xuân Bách tốt nghiệp tiến sĩ của ĐH Alberta (Canada). Hai năm sau, ông hoàn thành chương trình đào tạo sau tiến sĩ ngành Chính sách và Kinh tế Y tế tại trường này.
Năm 2014, PGS TS Bách được chọn là lãnh đạo trẻ về Y tế khu vực châu Á của Hội đồng các Viện Hàn lâm quốc tế (IAP); tham gia giảng dạy chương trình lãnh đạo trẻ về y tế thế giới của Viện Hàn lâm Y học New York và Hội đồng các Viện hàn lâm quốc tế, chủ trì phiên họp về Lãnh đạo Y tế công cộng tương lai tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới tại Berlin (Đức) năm 2015.
Năm 2015, Trần Xuân Bách được Trung tâm nghiên cứu AIDS, Đại học Johns Hopkins (Mỹ) trao giải thưởng Nghiên cứu quốc tế về lâm sàng và dự phòng. Anh sau đó trở thành phó giáo sư dự khuyết (Assistant Professor). Anh tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh và học viên của Đại học Johns Hopkins, Đại học Texas at Houston (Mỹ), Đại học Kỹ thuật Queensland (Australia), Đại học Alberta (Canada).
PGS TS Trần Xuân Bách đang "gây sốt" mạng xã hội vì vẻ điển trai, tài giỏi
ĐH Johns Hopkins cũng đánh giá Trần Xuân Bách có nhiều kinh nghiệm tư vấn cho các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và chính phủ về vấn đề phát triển và y tế toàn cầu ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, ĐH Johns Hopkins, Mỹ giới thiệu: "PGS TS Trần Xuân Bách là phó chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, TS Trần là người tiên phong trong việc thúc đẩy nghiên cứu và y học dựa trên bằng chứng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe Việt Nam".
Được biết, Trần Xuân Bách, từng là cựu học sinh chuyên Toán - Tin của Đại học Khoa học Tự nhiên và từng giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội.
Trần Xuân Bách có những nghiên cứu liên quan nhiều đến HIV/AIDS cùng các bệnh mới xuất hiện trong khu vực. Nhờ đó, vị phó giáo sư này đã giành nhiều giải thưởng nghiên cứu trong nước và quốc tế, bao gồm giải thưởng nghiên cứu quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu AIDS Hopkins, giải thưởng Đặng Văn Ngữ.
TS Trần Xuân Bách có nhiều nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế danh tiếng trong lĩnh vực khoa học y tế như The Lancet, Bulletin of the World Health Organis, AIDS and Behaviors...
Tổng hợp
Các cụ nói: 'Nằm ngủ chân không được để hướng Tây, đầu không quay về hướng Đông', tại sao?
Đây là một trong những kinh nghiệm từ xưa được cha ông ta đúc rút và truyền lại, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của câu nói này là gì nhé!