Chàng Việt kiều Mỹ vẫn thấy háo hức sau 7 năm sống ở Việt Nam
John Hùng Trần, người từng có cuốn sách nổi tiếng về hành trình đi bộ xuyên Việt, nhận thấy mình vẫn chưa khám phá hết mảnh đất quê hương.
23:30 16/08/2017
Sinh ra và lớn lên ở Mỹ, John Hùng năm 2010 gây bất ngờ cho gia đình và bạn bè khi quyết định về Việt Nam du học theo chương trình trao đổi văn hóa, rồi ở lại hẳn. Sau gần 7 năm, John Hùng vẫn chưa thôi háo hức trước những cơ hội việc làm mới ở quê hương.
"Sống ở tôi được tự do trải nghiệm nhiều điều, thực hiện những việc mình mơ ước từ bé như làm người dẫn chương trình truyền hình, giảng dạy ở trường đại học, hay xuất bản một cuốn sách. Đó là những thứ chắc chắc không làm được ở Mỹ nếu chưa có nhiều kinh nghiệm", John Hùng nói.
Lý giải về "sự hấp dẫn của ", John Hùng cho biết người ưa khám phá như anh rất phù hợp với một đất nước đang phát triển. Với những người thích mọi thứ quy củ và làm việc trong một hệ thống chặt chẽ, các nước phát triển như Mỹ sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Vì thế " không dành cho tất cả mọi người", John Hùng nói.
John Hùng hiện tập trung vào dự án đào tạo bóng rổ kết hợp kỹ năng sống dành cho học sinh ở Hà Nội. Hợp tác với một học viện giáo dục thể thao Mỹ, dự án của John Hùng cung cấp các chương trình ngoại khóa cho một số trường tại thủ đô. Anh dự tính sẽ đưa một nhóm sang Mỹ học một cách bài bản, đồng thời mời đội trẻ của Mỹ sang Việt Nam giao lưu.
"Các em học sinh sau giờ học hoặc là phải học thêm quá nhiều hoặc là say mê các trò trên mạng. Vì thế tôi muốn thông qua bóng rổ giúp các em rèn luyện không chỉ thể lực, mà còn tăng cường sự tự tin, tính kỷ luật, kỹ năng lãnh đạo và cả tinh thần làm việc theo nhóm", John Hùng chia sẻ.
John Hùng cũng dự định viết cuốn sách về bà ngoại của mình, về hành trình từ sang Mỹ cách đây vài chục năm, "để giúp mọi người hiểu hơn về cuộc sống của trên đất Mỹ".
Bà ngoại là người có tác động rất lớn đến John Hùng, giúp khơi dậy tình yêu với dù quá trình đó không hề dễ dàng với một người "đinh ninh mình là người Mỹ".
"Khi còn nhỏ, vì không biết gì về , không biết những gì gia đình trải qua, tôi luôn băn khoăn tại sao rõ ràng mình sinh ra ở Mỹ mà lại là . Thậm chí có lúc tôi còn thấy xấu hổ về điều đó vì bị bạn bè trêu chọc, chê bai mùi thức ăn của , đặc biệt là nước mắm và mắm tôm", John Hùng kể lại.
Thế nhưng qua những câu chuyện bà ngoại kể lại, với những món ăn Việt hàng ngày, John Hùng dần dần hiểu và yêu nguồn gốc của mình, cảm giác "hổ thẹn" cũng mất đi. Anh khoe mình có thể ăn được mắm tôm và cả tiết canh trước khi về Việt Nam.
Mới đây, John Hùng phát hiện có nhiều thanh niên cũng có chung "quá trình nhận dạng bản thân" như anh. Trong sự kiện gặp gỡ khoảng 100 bạn trẻ đến từ hơn 20 nước khác nhau về Việt Nam tham dự Trại hè 2017, John Hùng như nhìn thấy mình của nhiều năm về trước.
Anh hiểu cảm giác của người đứng giữa sự khác biệt văn hóa và nước sở tại. Xung đột trong suy nghĩ, cách sống, khiến John Hùng từng "cảm thấy bối rối không biết mình là ai và nên làm gì". Anh đã chia sẻ với các bạn về trải nghiệm khi đi bộ xuyên Việt gần ba tháng hồi năm 2012, từ đó hiểu hơn về ẩm thực, văn hóa và con người Việt Nam.
"Thú vị hơn, có khá nhiều bạn nhờ tôi tư vấn để tìm cơ hội việc làm ở . Tôi đã khuyến khích các bạn rằng những ai quan tâm đến thì hãy đến và xem ở đây có gì, xem có ý nghĩa thế nào với mình", John Hùng nói.
Cuộc biểu tình hòa bình được tổ chức ở Guam giữa sự đe dọa của Triều Tiên
Khoảng 75 người tụ tập gần bức tượng của Thủ lĩnh Kepuha - trưởng cơ đốc Công giáo đầu tiên ở Guam tại thành phố thủ phủ Hagatna của Guam, vào tối thứ Hai, giờ địa phương để kêu gọi hòa bình.