Chất tạo ngọt nhân tạo gây ra bệnh tiểu đường và béo phì

Nghiên cứu cho thấy việc thay thế đường không calo sẽ làm tổn hại đến các mạch máu của con người, làm tăng nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ.

20:30 03/05/2018

Phát biểu của nghiên cứu hiện nay, tác giả chính Tiến sĩ Brian Hoffmann, từ Đại học Marquette, Milwaukee, cho biết: “Sẽ không đơn giản nếu coi việc ngừng sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo là chìa khóa để giải quyết các bệnh tiểu đường và béo phì.”

“Cũng như với các thành phần dinh dưỡng khác, tôi muốn nói với mọi người rằng sự điều độ là chìa khóa nếu người ta cảm thấy khó có thể cắt giảm hoàn toàn một cái gì đó từ chế độ ăn uống của họ.”

Hơn 29 triệu người trưởng thành ở Mỹ, và 1 trên 17 người ở Anh, bị bệnh tiểu đường.

“Cả đường và chất làm ngọt nhân tạo đều có tác dụng tiêu cực”.

Tiến sĩ Hoffmann cho biết: “Cả đường và chất tạo ngọt nhân tạo dường như đều là những tác động tiêu cực liên quan đến béo phì và tiểu đường.”

“Chúng tôi quan sát và thấy rằng cơ thể của bạn có chức năng để xử lý đường; và chúng sẽ ngừng hoạt động khi hệ thống bị quá tải trong một thời gian dài.”

“Chúng tôi cũng quan sát thấy rằng việc thay thế các loại đường này bằng chất làm ngọt nhân tạo không calo sẽ dẫn đến những thay đổi tiêu cực trong chuyển hóa chất béo và năng lượng.”

“Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ các chất lạ này (như với đường) thì nguy cơ các kết cục sức khỏe tiêu cực sẽ tăng lên.”

Kết quả tiếp tục cho thấy chất làm ngọt nhân tạo acesulfame kali tích tụ trong máu, với mức độ cao làm hại các tế bào mạch máu.

Những phát hiện này sẽ được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hội Sinh lý Mỹ ở San Diego.

“Chất tạo ngọt đã được tất cả các cơ quan y tế toàn cầu hàng đầu phê duyệt trong nhiều thập kỷ

Một phát ngôn viên của Hiệp hội Nước giải khát Anh Quốc, cho biết: “Nghiên cứu nhỏ của Hoa Kỳ không được tiến hành trên con người mà thay vào đó là chuột, và các tế bào cơ thể chuột đã được biến đổi gen để dễ bị bệnh tiểu đường.

“Những con chuột được cho ăn các chất tạo ngọt cao, không phải là đại diện cho giới hạn an toàn của các chất tạo ngọt mà EU áp đặt cho người tiêu dùng.”

“Ở EU, chúng tôi đã kiểm tra nghiêm ngặt tất cả các chất làm ngọt được sử dụng trong thực phẩm của chúng tôi, cũng như giới hạn tiêu thụ an toàn được đề cập ở trên.”

Đa số những người sử dụng chất làm ngọt đều nằm trong giới hạn an toàn, đặc biệt đối với aspartame.

Chất tạo ngọt đã được tất cả các cơ quan y tế hàng đầu thế giới phê duyệt trong nhiều thập kỷ, cũng như nghiên cứu ung thư Vương quốc Anh và bệnh tiểu đường Vương quốc Anh.

Họ nói thêm: “Y tế công cộng Anh công khai xác nhận việc sử dụng chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp như một giải pháp thay thế an toàn để giảm lượng đường trong thực phẩm và đồ uống và giúp mọi người quản lý trọng lượng của họ.”

Đáng chú ý là tác giả chính của nghiên cứu này, tiến sĩ Brian Hoffman, thừa nhận rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn và chỉ những người tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo dư thừa mới được quan tâm.

Hải Vân/ Theo Daily Mail
Nguy cơ khủng hoảng béo phì tại Mỹ

Nguy cơ khủng hoảng béo phì tại Mỹ

Căn cứ theo đà tăng cân và thói quen ăn uống thiếu khoa học như hiện tại, 57% trẻ em ở Mỹ sẽ mắc bệnh béo phì trước sinh nhật lần thứ 35.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất