Chen chân đi siêu thị, nhà hàng xóm mua trữ 200 kg gạo, 30 con gà: Sao lại sợ đói hơn sợ bệnh
Khi dịch bệnh càng căng, người dân càng phải nâng cao ý thức. Điều quan trọng nhất là hạn chế tụ tập nơi đông người, đó là điều vô cùng cơ bản. Vậy mà chẳng hiểu tại sao, số đông lại chọn cách ùn ùn đi siêu thị, gây ra tình trạng nghẽn tắc trong hai ngày vừa qua.
09:00 09/07/2021
Cụ thể, sau khi TP Hồ Chí Minh thông báo quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, nhiều người dân đã ùn ùn đổ về các chợ và hệ thống siêu thị để mua thực phẩm và đồ dùng tích trữ.
Theo loạt ảnh được đăng tải trên trang Thanh Niên, chỉ mới 11h trưa nhưng một siêu thị tại quận 3 đã hết sạch các mặt hàng tươi sống, người dân đứng chờ đến lượt để vào mua hàng. Để đảm bảo an toàn, siêu thị không đón quá nhiều khách vào cùng lúc.
Các mặt hàng như thịt, cá, rau, củ quả được người mua vét sạch. Theo ghi nhận trên trang Thanh Niên, thời điểm nhân viên siêu thị lấy thùng cải xanh trên kệ để cân ký là nhiều người đợi sẵn để có thể mua được rau xanh duy nhất lúc đó.
Các mặt hàng hết sạch trong siêu thị (Ảnh: Thanh Niên)
Rồi mới đây, em đọc trên báo VNE, thấy có người chia sẻ câu chuyện về hàng xóm của họ với nỗi niềm vô cùng bức xúc. Câu chuyện như sau: “Ai cũng lo sợ gia đình mình thiếu thực phẩm dẫn đến vơ vét hàng hoá để rồi bị cuốn vào vòng luẩn quẩn. Thực tế không thiếu hàng hóa, nhưng do nhiều người thiếu bình tĩnh và tâm lý sợ bị tranh hết không mua được nữa nên ra sức vơ vét.
Nhu cầu quá cao và siêu thị không đáp ứng kịp, thấy vậy, họ lại cho rằng suy nghĩ của mình là đúng và vòng luẩn quẩn cứ lặp lại. Hàng xóm của tôi là một ví dụ, họ mua một hơi 200 kg gạo, 30 con gà để tích trữ, không biết để làm gì nữa. Như thế họ càng làm cho mọi người thêm hoang mang và củng cố thêm niềm tin khan hàng".
Đọc đến đây, em thật sự ngao ngán quá các mẹ ạ. Không hiểu sao tâm lý người Việt bao nhiêu năm vẫn cứ sợ ch.ết đói. Xưa nghèo khó thì lo cái bụng là đúng. Nhưng bây giờ dư dả, Việt Nam cũng sản xuất hàng hóa không phải dạng vừa, thành phố cũng tự tin ra thông báo có đủ hàng hóa. Vậy mà... người người nhà nhà chen lấn lên nhau, tích trữ thực phẩm.
Câu chuyện về nhà hàng xóm mua đồ tích trữ (Ảnh chụp màn hình, báo VNE)
Nói thật với các mẹ, một bó rau mua về chỉ nên ăn trong 3 ngày, thịt cá trữ đông cũng chỉ nên ăn trong 7 ngày đổ lại. Mua nhiều quá thành ra dư thừa, ví như rau muống chưa xài hết thì rau lang đã héo. Rồi các loại hàng hóa chỉ có hạn sử dụng 1, 2 ngày thì tính làm sao, nhiều lúc quên ăn, nhớ lại thì mọi thứ đã hết đát.
Bỏ thì thương mà vương thì... đau bụng, ảnh hưởng sức khỏe. Tệ hơn là nhập viện cấp cứu. Mà thời buổi bây giờ, người nghèo đầy đường, họ phải đi xin cơm miễn phí, trong khi chúng ta lãng phí và thừa mứa, không phải mang tội hay sao?
Đó là chưa kể việc chen chân vào siêu thị đông đúc sẽ gia tăng nguy cơ lây bệnh. Thành phố giãn cách cả tháng còn chưa xong, chúng ta lại gom nhau vô chốn đông người? Há chẳng phải chữa lợn lành thành lợn què?
Riêng em, bây giờ cứ đặt hàng online cho chắc, tuy có một số mặt hàng tạm hết, nhưng có gì đặt mua tạm thứ đó, đủ nhu cầu trong hai, ba ngày. Siêu thị có lịch giao hàng sau khi đặt hàng thành công. Ngồi chờ ở nhà một, hai ngày là hàng giao tận cửa. Hoặc trong nhà có gì ăn đó, không thì có thể đặt thức ăn trên các app, nhiều nơi đang giảm giá, khuyến mãi khủng.
Hình minh họa (Ảnh:Sở Y Tế Hà Nội /2 sao)
Tuy nhiên, đại đa số chúng ta đều đang sống theo tâm lý đám đông nên mới xảy ra tình trạng bị hét giá. Còn nhớ đợt giãn cách đầu tiên, nhiều người cũng đi trữ hàng hóa, thực phẩm. Đêm trước ngày phong toả nhà nhà người người kéo nhau đi mua rau, mua thịt mua mì gói. Cầu vượt cung đột ngột nên người bán cứ thế tăng giá và cười. Nhưng chỉ hai ngày sau, các siêu thị mini vẫn đầy ắp hàng nhưng lác đác người mua.
Các mẹ à, chúng ta đã có kinh nghiệm gần hai năm chống dịch, hơn bao giờ hết mọi người cần phải bình tĩnh, đồng lòng trong thời điểm khó khăn này. Và trong tương lai, nếu có giãn cách thành phố nữa, thì mọi người cứ yên tâm, sẽ không bao giờ hết thực phẩm. Nhà nước không ngăn sông cấm chợ, hà cớ gì lòng người cứ chộn rộn không yên?
Nguồn: VNE
Nữ Việt kiều tan nát gia đình sau 30 năm bươn chải ở trời Tây, quyết về nước dù không ai ngóng đợi
Bố mẹ già đã khuất bóng. Chồng đã có vợ mới. Con cái cũng đi Tây. Họ hàng nhìn tôi như một bà già lạc hậu 30 năm về trước. Tiền cũng không có nhiều sau những biến cố nơi xứ người.