Chỉ cần làm đúng những việc đơn giản này thôi, bạn sẽ tránh khỏi nguy cơ cháy nổ từ sạc điện thoại
Thời gian gần đây, rất nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng bắt nguồn từ các loại sạc pin điện thoại, sạc dự phòng. Để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, hãy chú ý hơn trong việc sử dụng những thiết bị công nghệ này chỉ với những thao tác đơn giản.
12:30 05/04/2018
Điện thoại thông minh, sạc pin, sạc dự phòng cháy nổ không phải là chuyện hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây, những vụ việc smartphone cháy, nổ hoặc gặp sự cố nguy hiểm ngày càng nhiều, gây ra hậu quả nghiêm trọng đang khiến người dùng cảm thấy lo lắng.
Mới đây nhất, chung cư ParcSpring (quận 2, TP.HCM) đã xảy ra một vụ cháy nghiêm trọng tại lầu 8, thiêu hủy hết mọi đồ đạc trong một căn hộ. Nguyên nhân đã được xác định là do sạc dự phòng cắm điện lâu ngày phát lửa. Tuy nhiên đây không phải là sự cố đầu tiên bắt nguồn từ chiếc sạc điện thoại nhỏ bé. Trước đó, hàng loạt vụ nổ do sạc điện thoại như nữ sinh Hà Tĩnh tử vong vì vừa sạc vừa dùng điện thoại, gia đình ở Nghệ An bị cháy rụi toàn bộ nhà vì để cục sạc cắm điện rồi đi ra ngoài,… đã khiến người dân càng thêm lo ngại.
Mặc dù hiện nay, trên các thiết bị sạc điện thoại đều được cài đặt những bộ phận bảo vệ an toàn, tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối và sự an toàn có được bảo đảm hay không còn tùy thuộc vào ý thức sử dụng của mọi người. Vì vậy, nếu muốn bảo vệ bản thân và những người xung quanh, bạn đừng quên thực hiện những điều sau, vừa dễ thực hiện lại vừa bảo vệ được chúng mình nữa!
Sử dụng viên pin, cục sạc không chính hãng cho điện thoại sẽ giúp bạn tiết kiệm được chút ít chi phí, nhưng những rắc rối có thể xảy ra từ nó là không thể lường trước được. Pin, sạc nhái thường có dung lượng thấp hơn nhiều so với thông số ghi trên vỏ, đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải “khư khư” bộ sạc bên mình nhiều hơn nếu quyết định sử dụng những cục pin này cho điện thoại của mình.
Chưa hết, pin, sạc không chính hãng thường có chất lượng kém hơn hàng xịn khá nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà nó lại có giá rẻ hơn hàng xịn từ nhà sản xuất. Vì vậy, đừng bất ngờ nếu một ngày nào đó chúng tự động phát nổ, phát cháy.
Sử dụng điện thoại khi đang sạc là một thói quen cực xấu nhưng lại rất phổ biến, tới nỗi mà hầu như nhà sản xuất nào cũng đưa ra các cảnh báo về vấn đề này trong hướng dẫn sử dụng. Họ đặc biệt lưu ý người dùng không nên tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách…
Đây là sai lầm thường thấy của những người mới dùng điện thoại di động, kể cả điện thoại thường lẫn smartphone, sạc pin qua đêm liên tục rất nguy hiểm đối với điện thoại. Thói quen này sẽ hủy hoại pin điện thoại, tình trạng này lặp lại thường xuyên sẽ dẫn đến phồng pin, chai pin, ảnh hưởng đến bộ nguồn của máy, thậm chí một vài trường hợp còn ghi nhận điện thoại phát nổ vì cắm sạc quá lâu.
Nhiều người sạc điện thoại trên đệm khiến cho nhiệt tích tụ không thoát ra được gây nóng máy, hoặc dại dột hơn là vừa sạc vừa dùng cũng có thể khiến điện thoại phát nổ. Lý do là khi pin tiếp xúc với dòng điện sẽ làm tăng áp lực lên bề mặt vỏ pin, khi đạt đến 1 nồng độ nhất định sẽ phát sinh cháy nổ. Hầu hết pin dùng cho điện thoại là loại pin Lithium – bé nhưng nhiều năng lượng. Sẽ không quá nếu ví pin lithium giống như một quả bom nổ chậm.
Các loại ốp lưng, bao da làm đẹp, bảo vệ cho máy nhưng cũng gây cản trở việc tỏa nhiệt khi sạc pin. Pin càng giảm dung lượng nhiều khi sạc càng tỏa nhiệt nhiều, nhất là khi dùng bộ sạc có tính năng sạc nhanh hay bộ sạc không dây. Điều này sẽ rất dễ gây cháy nổ.
Nếu nhiệt tỏa ra khi sạc bị ốp lưng cản lại, pin sẽ bị nóng nhiều hơn bình thường và sẽ bị giảm thọ nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên.
Design: Nguyễn Đan
Trinh Trinh
Nguồn: YAN
Nhảy khỏi xe tải, tài xế Mỹ thoát cú đâm của tàu hỏa
Vài giây sau khi người đàn ông nhảy khỏi buồng lái, chiếc xe tải mắc kẹt trên đường sắt bị cả đoàn tàu chở hàng lao tới cuốn phăng.