Chiến hạm Mỹ sẽ mang tên lửa có trí tuệ nhân tạo

Biến thể hải quân của tên lửa LRASM có tầm bắn 370 km, có thể tự định hướng tới mục tiêu mà không cần con người giám sát.

07:00 29/07/2017

 


Cơ chế hoạt động của tên lửa LRASM

Tập đoàn Lockheed Martin hôm 26/7 công bố hợp đồng chế tạo 23 tên lửa diệt hạm tầm xa AGM-158C LRASM trị giá 86,5 triệu USD cho hải quân Mỹ. Đây là biến thể trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet và oanh tạc cơ B-1B, theo Breaking Defense.

Lockheed Martin cũng tiết lộ đã bắn thử thành công phiên bản LRASM cải tiến từ bệ phóng dùng cho tàu chiến. Theo chuyên gia quân sự Sydney J. Freedberg Jr, điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng triển khai tên lửa của hải quân Mỹ.

LRASM là bước tiến lớn từ chương trình tên lửa không đối đất AGM-158 JASSM. Máy bay có thể triển khai tên lửa nhanh và xa hơn tàu chiến, nhưng chúng lại không thể mang theo nhiều đạn. Tàu chiến thua kém về tốc độ, nhưng được bù đắp bằng mật độ hỏa lực dày đặc và thời gian hoạt động dài hơn. Một không đoàn tàu sân bay với 44 tiêm kích chỉ có thể lắp tối đa 88 tên lửa LRASM, trong khi chỉ một khu trục hạm lớp Arleigh Burke có thể mang tới 96 quả đạn.

Trước đây, chiến hạm Mỹ chỉ sở hữu tên lửa diệt hạm AGM-84 Harpoon lạc hậu với tầm bắn 110-195 km, ngắn hơn nhiều so với các vũ khí mới của Nga và Trung Quốc. Hồi năm 2016, Phòng Năng lực Chiến lược của Lầu Năm Góc phải cải tiến tên lửa phòng không SM-6 để bổ sung khả năng chống hạm cho các tàu chiến nước này.

chien-ham-my-se-mang-ten-lua-co-tri-tue-nhan-tao

Tiêm kích F/A-18E mang tên lửa LRASM (màu đen). Ảnh: USNI.

Mẫu SM-6 có tầm bắn trên 320 km, xa hơn tên lửa Harpoon, nhưng đầu đạn nặng 54 kg chỉ thích hợp cho việc bắn hạ máy bay và tên lửa hành trình, quá nhỏ để đánh chìm tàu chiến đối phương.

Sự ra đời của AGM-158C LRASM nhằm lấp chỗ trống của tên lửa Harpoon và điểm hạn chế của đạn SM-6. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết LRASM có tầm bắn trên 370 km, trong khi các chuyên gia ước tính con số này có thể đạt 560 km. LRASM được thiết kế để tự động né tránh khu vực phòng thủ và radar đối phương. Nhờ trang bị AI, nó có thể thay đổi đường bay mà không cần sự giám sát của con người hay dẫn đường bằng vệ tinh.

LRASM sẽ được trang bị đầu dò vô tuyến đa chức năng cùng đường truyền dữ liệu (datalink) tiên tiến. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận dữ liệu mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tin cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh.

Khi tiến vào khu vực gần mục tiêu, nơi tín hiệu liên lạc vệ tinh bị gây nhiễu hoặc gián đoạn, tên lửa sẽ bay theo lộ trình được vạch sẵn. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa sẽ xác định những khu vực bị đe dọa bởi vũ khí phòng không của đối phương, từ đó tự điều chỉnh hướng bay để vòng qua khu vực này.

Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa nhanh chóng hạ độ cao xuống sát mặt biển để tránh bị hệ thống radar trên tàu chiến đối phương phát hiện. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa của liên tục rà quét các vị trí trang bị vũ khí phòng không trên mục tiêu để gia tăng khả năng sống sót của nó.

chien-ham-my-se-mang-ten-lua-co-tri-tue-nhan-tao-1

LRASM có thể tự tìm kiếm mục tiêu. Ảnh: Lockheed Martin.

Đầu nổ xuyên - phá mảnh nặng 454 kg của LRASM đủ sức tiêu diệt nhiều loại tàu chiến khác nhau. Chỉ cần hai quả đạn để phá hủy một tàu tuần dương hạng nặng tương tự tàu lớp Slava, hay một quả tên lửa để tiêu diệt tàu khu trục giống như lớp Sovremenny của Nga.

Tags:
Thượng viện Mỹ thông qua lệnh trừng phạt mới với Nga

Thượng viện Mỹ thông qua lệnh trừng phạt mới với Nga

Thượng viện Mỹ nhất trí cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga bất chấp sự phản đối từ Tổng thống Donald Trump.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất