Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung: Trung Quốc không có khả năng kháng cự

Bom nợ ngân hàng, những con số tăng trưởng ngày càng thấp, những chi phí khổng lồ cho mạng lưới gián điệp, kiểm soát truyền thông, những bất ổn xã hội khi mâu thuẫn và những cuộc biểu tình ngày càng tăng cao… tất cả đã khiến cho Trung Quốc trở nên yếu thế trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang hao tổn không ít giấy mực của giới kinh tế tài chính nói riêng và dư luận toàn thế giới nói chung thời gian vừa qua.

22:00 23/02/2019

1. Bom nợ trong ngân hàng do bong bóng bất động sản và do nợ doanh nghiệp SOEs  

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, nợ xấu trong ngân hàng Trung Quốc lên đến 1,86%/ tổng dư nợ, cao nhất trong 10 năm qua. Có thể thấy rằng, nợ xấu có dấu hiệu gia tăng liên tục trong những năm gần đây. Trên bề mặt, đây được coi là mức nợ rất an toàn theo chuẩn quốc tế (nợ xấu theo chuẩn quốc tế cần phải cẩn trọng ở mức trên 3% đối với các quốc gia phát triển).

Tuy nhiên trên thực tế, theo ước tính của các tổ chức quốc tế và chuyên gia tài chính – ngân hàng toàn cầu, tỷ lệ nợ xấu của Trung Quốc có thể dao động từ mức 20 đến trên 25%, một con số mà ở các nền kinh tế thị trường thì khủng hoảng đã xảy ra ít nhất từ năm 2015 – 2016.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc không có khả năng kháng cự

Sở dĩ có sự chênh lệch trong các con số ước tính như vậy là bởi cách tính chỉ tiêu nợ xấu và phân loại nợ của Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và thông lệ phân loại nợ xấu ở hầu hết các quốc gia – nợ xấu do chính ngân hàng thương mại nơi có nợ được tự xếp hạng dựa trên giá của tài sản đảm bảo. Ngay cả khi khách hàng đã hoàn toàn mất khả năng trả nợ cả lãi và gốc, thì Ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn xếp hạng khoản nợ đó là nợ tốt (nợ loại 1) vì họ cho rằng giá trị của tài sản đảm bảo vẫn lớn giá trị khoản vay của khách hàng đó tại ngân hàng. Thêm nữa khi nợ xấu quá lớn, các NHTM nhỏ không thể “chịu đựng”, các khoản nợ xấu nhất được chứng khoán hóa và bán ra thị trường. Tuy nhiên, chỉ các NHMT lớn trong hệ thống mua lại (do chính phủ yêu cầu), và họ hạch toán vào khoản “đầu tư chứng khoán”. Về hình thức, nợ xấu biến mất trên sổ sách, nhưng thực tế, khối nợ ngày một lớn. (Phân loại nợ dựa trên Báo cáo kinh tế vĩ mô châu Á quý IV/2016 của Ngân hàng HSBC)

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc không có khả năng kháng cự

Ngoài ra, với cách phân loại nợ xấu như vậy, NHTM rất sợ bất động sản (BĐS) rớt giá. Trong khi đó, chính quyền địa phương cần có kết quả tăng trưởng cao để báo cáo thành tích với Trung ương, họ chỉ có cách đi vay NHTM rồi đầu tư vào hạ tầng. Đó là lý do, Trung Quốc trong 1 thập kỷ cuối cùng này, xuất hiện rất nhiều thành phố ma, các công trình BĐS xây xong bỏ hoang. Trong ngắn hạn, đầu tư hoang phí đó được tính vào GDP. Nhưng trong dài hạn, khoản đầu tư đó không mang lại doanh thu, chỉ tạo thêm nợ xấu.

Vấn đề là Trung quốc vẫn kiểm soát nền kinh tế bằng các mệnh lệnh hành chính, nên rủi ro này tiếp tục được gói bọc này, dù ngày một nặng nề, phình to. Bởi không phải nền kinh tế thị trường hoàn hảo, nên nếu nó nổ thì thực sự sẽ rất chấn động. Khủng hoảng tài chính – kinh tế không phải điều xa lạ, nó cũng mang tính chu kỳ và rồi quốc gia nào cũng vượt qua. Nhưng Trung Quốc tiềm tàng trong lòng nó “áp suất” quá lớn về các vấn đề xã hội, các mâu thuẫn nội tại, các bất cân đối, bất bình đẳng và quá nhiều bí mật không muốn thế giới biết đến… Bởi vậy, nếu có vấn đề gì, thì nó nghiêm trọng hơn suy nghĩ giản dị của phần đa chúng ta. Những ngày này, Bloomberg trang nhất tràn ngập tin xấu về kinh tế Trung Quốc, thời báo này còn khẳng định “Trung Quốc đã khủng hoảng rồi”.

2. Các con số tăng trưởng của Trung Quốc – ít người tin

Sau vài thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ, kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu “hụt hơi”. Về cơ bản, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được tính toán từ tăng trưởng GDP địa phương, địa phương “làm đẹp” số liệu về tăng trưởng hoặc đầu tư vô tội vạ để cứu vớt tăng trưởng.

Ngay cả thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc cũng từng nói ông không tin vào số liệu tăng trưởng của nước này. Trên thực tế, các lĩnh vực vốn chiếm tới 1/4 sản lượng GDP kinh tế của Trung Quốc như tiêu thụ điện năng, vận chuyển hàng hóa đã sụt giảm dần từ cuối năm 2014 khi thị trường bất động sản của Trung quốc xì bóng nhẹ và gây ra vụ vỡ nợ 200 tỷ USD ở lĩnh vực bất động sản và xây dựng.

Và thực tế là giấy không gói mãi được lửa, đến năm 2018, Trung quốc đã phải công bố số liệu tăng trưởng giảm mạnh nhất trong 20 năm qua, ở mức 6,5% – mức tăng trưởng tồi tệ thấp nhất kể từ Quý I/2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, một tổ chức tư vấn nước ngoài dự đoán, tăng trưởng thực GDP của Trung Quốc năm 2018 chỉ ở mức 4%/năm, trong 10 năm tới chỉ ở mức 3,4 -3,5% (tăng trưởng bình quân).

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc không có khả năng kháng cự

Thất nghiệp của Trung Quốc đã ở mức cao nhất: Nhà phân tích Ernan Cui của công ty Tư vấn tài chính Gavekal Dragonomics tại Bắc Kinh cho biết, một bản báo cáo khảo sát đối với hơn 370 nghìn doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc cho thấy, tính đến tháng 11/2018, số có việc làm trong 1 năm tại Trung Quốc giảm khoảng 2,8 triệu. Còn theo dự báo của Ngân hàng đầu tư quốc tế Thụy Sĩ (UBS), số người thất nghiệp của Trung Quốc trong các ngành liên quan đến xuất khẩu có thể lên đến 1,5 triệu người.

Thêm vào đó, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc cũng không ngừng đóng cửa kéo theo thất nghiệp và gánh nặng xã hội. Ngày 22/10, trang NetEase công bố con số 5,04 triệu doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa trong nửa đầu năm 2018. Và năm 2019 dường như sẽ còn “tồi tệ” hơn nữa trước thực trạng các doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ chiến tranh thương mại Trung – Mỹ đã ồ ạt rời Trung Quốc để tránh mức thuế quan cao.

Có thể thấy rằng, bức tranh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã dần chuyển sang gam màu xám ảm đạm. Không còn nhiều người tin vào gam màu tươi sáng của bức tranh này dù Trung Quốc phải có cố gắng kỳ công tô vẽ đến thế nào đi nữa.

3. Những khoản chi phí khổng lồ cho “bẫy nợ”, kiểm soát truyền thông và đàn áp nhân quyền

Trung bình mỗi năm, Trung Quốc ước tính phải bỏ ra hàng chục tỷ USD cho việc mở rộng và gây ảnh hưởng sâu hơn đến các kênh truyền thông là cơ quan ngôn luận chính thức trong nước; hàng chục tỷ USD cho việc kiểm soát truyền thông thế giới; hàng chục tỷ USD cho lực lượng an ninh trong nỗ lực duy trì các trại cải tạo và giám sát người dân ở khu tự trị Tân Cương cũng như nhiều khu vực khác; hàng trăm tỷ NDT cho lực lượng an ninh tham gia đàn áp tôn giáo… Một khoản chi phí mà khó có thể tính toán chính xác nữa, chính là khoản tiền nuôi mạng lưới gián điệp toàn cầu của Trung Quốc. Những khoản tiền này không nghi ngờ gì đã ngốn không ít ngân sách quốc gia mỗi năm.

Ngoài ra, một trong những khoản chi không hề nhỏ của Trung Quốc trong những năm gần đây chính là bơm tiền cho các chiến lược “bẫy nợ” nhằm kiểm soát được các quốc gia nhỏ, yếu hơn trên toàn cầu. Chiến lược “Một vành đai – Một con đường” đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào 60 quốc gia trên toàn thế giới tại các khu vực châu Á, châu Âu, châu Phi.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Trung Quốc không có khả năng kháng cự
Sơ đồ Chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc. (Nguồn hình: Xinhua Finance Agency, 2015).

Các chính sách trên từng khiến Trung Quốc tiến một bước dài trong lĩnh vực kinh tế, nhưng hiện tại đã cho thấy điểm yếu của nó và đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng, bị phản đối với mức độ khác nhau tại các nước như Malaysia, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Myanmar, thậm chí nhiều dự án đã bị đình chỉ khi đang thi công.

Theo thời gian, các nhà hoạch định chính sách và chính quyền khắp nơi đã bắt đầu nhìn thấy mối đe dọa từ “bẫy nợ” Trung Quốc và tìm cách khước từ. Có thể kể ra một vài ví dụ: Tháng 9/2018, Myanmar cắt giảm 80% kinh phí của dự án cảng do Trung Quốc tài trợ, lo ngại các khoản nợ vay từ Trung Quốc; Tháng 1/2019, Bộ trưởng Kinh Tế Malaysia xác nhận dự án đường sắt ven biển do Trung Quốc đầu tư trị giá 20 tỷ đô la đã bị hủy vì lý do kinh phí quá cao; Tháng 1/2019, Chính phủ Pakistan vừa quyết định tạm dừng dự án nhà máy điện Rahim Yar Khan ở khu vực hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) và đề nghị Trung Quốc loại bỏ dự án này ra khỏi CPEC; v.v.

4. Mâu thuẫn xã hội không ngừng tăng cao

Tiếp nối hàng loạt cuộc biểu tình quy mô lớn năm 2017, Trung Quốc năm 2018 có không ít cuộc biểu tình thể hiện sự bất bình của người dân trước các chính sách kinh tế – xã hội của chính quyền Trung Quốc.

Tháng 6/2018 tại thành phố Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, hơn 1.000 cựu chiến binh tại địa phương và nhiều tỉnh thành của Trung Quốc đã tập hợp biểu tình tại quảng trường và trên đường ở phía Đông thành phố, ca hát và hô khẩu hiệu trong suốt 4 ngày trước khi bị cảnh sát giải tán. Họ phản đối chính sách lương hưu quá thấp và tình trạng chính quyền sử dụng bạo lực đối với họ. Sau đó không lâu, đến ngày 16/7, khoảng 600 cựu chiến binh tại các huyện, thành phố như Khai Phong, Thương Khâu, Trịnh Châu, An Dương thuộc tỉnh Hà Nam cũng tụ tập trước trụ sở Sở nội vụ tỉnh Hà Nam để biểu tình với mong muốn gặp Bộ trưởng để giải quyết vấn đề đãi ngộ. Đáng tiếc là lãnh đạo tỉnh đã né tránh không gặp,

Cũng trong tháng 6, 30 triệu tài xế xe tải Trung Quốc dọa biểu tình toàn quốc. Họ xuống đường tại nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Trùng Khánh, An Huy, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây. v.v.. biểu tình rầm rộ, đe dọa làm tê liệt ngành công nghiệp thương mại Nhiều tài xế xe tải cố tình đi chậm trên đường cao tốc, bóp còi, hô khẩu hiệu và treo banner thể hiện những nỗi khổ mà họ đang phải gánh chịu khi kiếm sống.

Tối hôm 6/8/2018, những người bị tổn thất trên sàn vay tiền trực tuyến P2P từ mọi miền đất nước, từ tỉnh phía Nam Quảng Đông cho đến vùng phía tây Tân Cương ,đã đến đến tập trung tại Ủy ban Giám sát Quản lý ngân Hàng Trung Quốc tại ở Bắc Kinh với hy vọng chính phủ sẽ nhận thấy sự khốn khổ của họ và có hành động bảo vệ. Điều đáng nói là lực lượng an ninh đã huy động hơn 120 chiếc xe bus để áp giải người dân ở khu vực này đến trung tâm tiếp nhận người biểu tình Cửu Kính Trang ở ngoại ô Bắc Kinh để đợi trục xuất về địa phương.

Mới đây nhất, tháng 12/2018, một số phụ nữ ở Trung Quốc đã cạo đầu phản đối việc chồng mình là luật sư kiêm hoạt động nhân quyền bị chính quyền áp bức trong một số phong trào đàn áp nhân quyền. Những người phụ nữ này tập trung tại công viên trung tâm của một khu chung cư ở Bắc Kinh. Họ thực hiện việc cạo đầu trước sự chứng kiến của những người dân xung quanh, sau đó đến Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc để kiến nghị về cách đối xử của chính phủ đối với chồng mình.

Bên cạnh các cuộc biểu tình, mâu thuẫn về hệ tư tưởng vô thần khiến chính quyền Trung Quốc leo thang đàn áp tôn giáo. Nửa cuối năm 2018, cộng đồng nhân quyền thế giới đồng loạt lên tiếng sau khi chứng minh được hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ đã bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc vào các trại tập trung tại Tân Cương. Tháng 2/2019, lại xuất hiện bằng chứng vệ tinh cho thấy chính quyền nước này mở rộng các trại tập trung tại Tây Tạng. Hàng chục triệu người có tín ngưỡng đang bị đàn áp cho thấy sự xung đột ý thức hệ đang lớn dần trong lòng Trung Quốc.

Đất nước Trung Quốc ngày nay – vấn nạn thực phẩm giả và độc hại đang tràn ngập; ma túy, cờ bạc mặc sức hoành hành, tham ô, tham nhũng, khủng hoảng niềm tin, khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội, đàn áp nhân quyền, lòng dân bất bình .v.v.. đã lên đến cực điểm. Phát triển kinh tế mà đánh mất đạo đức xã hội sẽ khiến tình hình ngày càng trở nên hỗn loạn và đi đến hình thế không thể cứu vãn.

Nền kinh tế Trung Quốc vì để phát triển nhanh chóng trong ngắn hạn đã bất chấp tạo ra khủng hoảng môi trường, gia tăng mâu thuẫn xã hội, bóc lột nhân công, đánh cắp chất xám… đã đang phải bắt đầu trả giá cho điều này, không tránh khỏi tiến vào thời kỳ suy giảm. Biểu hiện phồn vinh có được nhờ sự tăng trưởng nhanh trên lĩnh vực kinh tế không khác gì xây lâu đài trên cát, lúc nào cũng có thể vì sự thất thủ toàn diện của đạo đức và bùng phát khủng hoảng xã hội mà bị  phá hủy.

5. Chiến tranh thương mại chỉ là công cụ khởi đầu cho mục tiêu của Tổng thống Trump

Không khó để thấy mục  tiêu của Tổng thống Trump là “Trung Quốc phải thay đổi” theo cách mà Tổng thống Trump cho là “chân chính” hơn, bản chất là theo đúng quy luật thị trường và cạnh tranh lành mạnh.

Mỹ đưa ra “Khung giám sát” cho Trung Quốc. Trong khung giám sát đó, Mỹ liệt kê các vấn đề về công bằng thị trường (mà Trung Quốc đã luật hóa), về dân chủ yêu cầu quốc gia phải thay đổi. Trước đây, Trung Quốc đã không ngừng lợi dụng công nghệ và thị trường của phương Tây, những điều khoản thương mại có lợi, lao động giá rẻ ở trong nước và giá thành sản phẩm rẻ để thu về rất nhiều ngoại hối mỗi năm. Thâm hụt thương mại Mỹ-Trung từ hơn 80 tỷ USD năm 2000 tăng lên đến hơn 375 tỷ USD năm 2017. Trung Quốc cũng phá vỡ quy tắc thương mại thế giới để chiếm lợi, thu được lượng ngoại hối lớn, đánh cắp trí tuệ, đi tắt đón đầu về khoa học kỹ thuật, đầu cơ… dần dần từng bước phá hoại trật tự kinh tế chính thường.

Căn cứ báo cáo phát hành năm 2017 của Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ, Trung Quốc mỗi năm gây ra thiệt hại 225 – 600 tỷ USD cho Mỹ thông qua các sản phẩm giả, phần mềm lậu và ăn cắp bí mật công nghiệp, thống kê trên không bao gồm vi phạm quyền sáng chế tồn tại rộng rãi ở Trung Quốc. Báo cáo còn nêu, trong 3 năm qua Mỹ đã thiệt hại 1200 tỷ USD do bị đánh cắp sở hữu trí tuệ, phần lớn trong số đó là do Trung Quốc tạo ra. Báo cáo tháng 11/2015 của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã chỉ rõ là hoạt động gián điệp kinh tế của hacker máy tính tạo ra thiệt hại 400 tỷ USD mỗi năm, 90% số đó đến từ Trung Quốc.

Hồi cuối tháng 1, quan chức cấp cao hai nước Trung – Mỹ tiếp tục có cuộc đàm phán quyết liệt và hiệu quả về quan hệ kinh tế hai nước, trong đó có một số vấn đề đáng chú ý như

  1. Công ty Mỹ bị ép buộc phải chuyển nhượng công nghệ cho công ty Trung Quốc;
  2. Công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc đối mặt với nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan;
  3. Những tổn thất do phía Trung Quốc đánh cắp công nghệ của công ty Mỹ qua mạng Internet;
  4. Trung Quốc có hành động làm méo mó thị trường dẫn đến sản lượng dư thừa, bao gồm cả việc trợ cấp và chống đỡ cho doanh nghiệp nhà nước;
  5. Trung Quốc cần tăng cường bảo hộ và chấp hành pháp luật về vấn đề sở hữu trí tuệ;
  6. Cần xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan ngăn cản Mỹ bán sản phẩm công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp vào trị trường Trung Quốc;
  7. Vai trò của tiền tệ trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung.

Có thể thấy rằng, vấn đề hóc búa nhất chính là Mỹ lợi dụng thuế quan làm đòn bẩy yêu cầu Trung Quốc tiến hành cải cách toàn diện để ngăn chặn cưỡng chế chuyển giao công nghệ và trợ cấp của nhà nước cho ngành công nghiệp và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ vẫn tiến triển rất chậm. Đây là lý do tại sao vừa qua Trung Quốc phải xóa bỏ điều khoản Luật buộc các công ty đầu tư FDI vào Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Trước thời hạn 90 ngày được đưa ra trong hội nghị tại Thủ đô Buenos Aires của Argentina sẽ kết thúc vào ngày 1/3 tới, nếu không đạt được thỏa thuận như hai bên mong muốn, Mỹ sẽ tiếp tục tăng mức thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ từ 10% lên 25%, tổng giá trị hàng hóa lên đến 200 tỷ Đô la Mỹ.

Nhìn toàn cảnh, Trung Quốc không có khả năng kháng cự lại cuộc chiến tranh thương mại này, bởi Tổng thống Trump đã chọn thời điểm hoàn hảo để bắt đầu chiến tranh. Đây là thời điểm nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ đầy bất ổn, rủi ro. Đây cũng là thời điểm Trung Quốc đang tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế do bất cân đối trầm trọng. Mà quá trình tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế, Trung Quốc phải trả giá tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng, bất ổn xã hội gia tăng, chi phí tái cơ cấu lớn. Cuộc chiến tranh thương mại giống như đòn tấn công vào tử huyệt của Trung Quốc khi quốc gia này có quá nhiều mục tiêu buộc phải hoàn thành, buộc phải chi tiền, buộc phải lo sợ – còn Mỹ thì không.

Không sai khi nhận định rằng, chiến tranh thương mại là điểm khởi đầu của một chiến lược kiên định, được nghiên cứu kỹ lưỡng và chuẩn bị lâu dài của Mỹ; nơi Tổng thống Trump và nội các của ông nhận thức sâu sắc nền kinh tế gây “ung thư và bệnh dịch” toàn cầu như Trung Quốc cần phải được khu trú và điều trị.

Minh Ngọc

Tags:
Học nail ở Sài Gòn để thực hiện ‘Giấc mơ Mỹ’

Học nail ở Sài Gòn để thực hiện ‘Giấc mơ Mỹ’

Nếu hơn 10 năm trước, người sang Mỹ định cư “lơ ngơ” tìm đến các trường dạy nghề thẩm mỹ để ghi danh vào lớp học nail hòng kiếm một công việc mưu sinh buổi đầu khi chưa từng biết cầm đến cái kềm hay chai nước sơn, thì ngày nay, nhiều người Việt vừa đặt chân đến Mỹ đã có thể là một người thợ nail chuyên nghiệp trong khi chờ ghi danh đủ giờ học để thi lấy bằng hành nghề.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất