Chính phủ Trump đã đúng khi rút khỏi Hội đồng “Nhân quyền” Liên Hiệp Quốc?
Tổng thống Donald Trump đã quyết định đúng đắn khi rút nước Mỹ ra khỏi cái mà Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Ba (19/6) gọi là Hội đồng “Nhân Quyền” “bị đặt sai tên”.
23:30 17/04/2019
Động thái này diễn ra sau khi chính phủ Trump đã cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) 17 tháng để nghiêm túc về việc cải tổ và ngừng truyền bá chủ nghĩa bài Do Thái dưới lá cờ thúc đẩy nhân quyền giả tạo.
Nhiều người cho rằng đó là 17 tháng mà Liên Hiệp Quốc không xứng đáng có. Tư cách thành viên của Mỹ ở hội đồng này đã hợp pháp hóa một kẻ thù đặc biệt nguy hiểm của các nền dân chủ tự do: nạn nhân quyền giả mạo. Nhưng đáp lại, các diễn viên trong Liên Hiệp Quốc lại phung phí những cơ hội thay đổi quá mức hào phóng được đưa ra trong suốt hàng trăm cuộc họp và họ chẳng còn ai để đổ lỗi ngoài chính họ.
Hội đồng Nhân Quyền là chữa cháy của Liên Hiệp Quốc cho Ủy ban Nhân Quyền từng có thời gian ngắn để Libya dưới quyền Muammar Qaddafi giữ vị trí chủ tịch trước khi có người nhận thấy nó thiếu độ tin cậy.
Ngoài việc cái tên thay đổi từ “Ủy ban” sang “Hội đồng”, một sự khác biệt lớn nữa là khi ủy ban này đóng cửa vào năm 2006, các thành viên của nó gồm có Trung Quốc, Cuba, Nga và Ả Rập Saudi, và khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bầu thành viên cho Hội đồng mới, họ lại chọn lại chính Trung Quốc, Cuba, Nga và Ả Rập Saudi. Giờ thì, trong 47 nước cầm trịch cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hiệp Quốc lại có những quốc gia điển hình về vi phạm nhân quyền như Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Qatar và Venezuela.
Chính phủ Trump đã cố gắng hết sức để đưa ra các điều kiện kết nạp thành viên hội đồng. Trong khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần đầu soạn thảo các quy tắc cho UNHRC vào năm 2005, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc khi đó là ông John Bolton (hiện đang là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump) cũng đã hoạt động không mệt mỏi để làm việc tương tự. Trong một “đánh giá” 5 năm để điều chỉnh UNHRC vào năm 2011, chính quyền ông Obama cũng thúc đẩy việc cải cách tư cách thành viên. Nhưng tất cả đều thất bại, cả Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa.
Sự khác biệt chính về cách tiếp cận UNHRC giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ xoay quanh vấn đề có tham gia hội đồng này và có chi trả khoản phí đóng góp hay không.
Tổng thống George W.Bush tuyên bố rằng nếu hội đồng này là công cụ để những kẻ xâm phạm nhân quyền giả mạo cơ quan nhân quyền và thúc đẩy chủ nghĩa bài Do Thái bằng cách sử dụng nhà nước Do Thái như một con dê tế thần, thì lãnh đạo của thế giới tự do sẽ không tham gia hay hợp pháp hóa hội đồng này.
Tổng thống Obama cho rằng tốt hơn vẫn nên tham gia, như thể tốt hơn là hãy tham gia và trao quyền cho các nhà tài trợ khủng bố Iran, tham gia và cho phép nhà độc tài Syria Bashar Assad trở thành “nhà cải cách”, tham gia và thiết lập lại quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho đến khi ông chủ Điện Kremlin thấy có đủ an toàn để xâm lược các nước láng giềng.
Không còn nghi ngờ gì về việc Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là một công cụ đắc lực cho những kẻ bài Do Thái. Sự phân biệt đối xử với nhà nước Do Thái bao gồm các thủ tục và kết quả, cũng như các thành phần của hội đồng.
Hội đồng bảo lưu một mục chương trình nghị sự vĩnh viễn cho mỗi phiên họp thường kỳ của họ để lên án duy nhất Israel. Toàn bộ 192 quốc gia thành viên khác của Liên Hiệp Quốc được xem xét cùng nhau trong một mục riêng nếu có thảo luận về Israel.
Hội đồng đã thông qua nhiều nghị quyết lên án Israel hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên trái đất, trong khi gần 90% các quốc gia trên thế giới không bị bất kỳ chỉ trích nào từ UNHRC. Hội đồng đã tổ chức các phiên họp đặc biệt khẩn cấp về Israel nhiều hơn đối với bất kỳ quốc gia nào khác, bao gồm cả Syria – nơi có ít nhất 500.000 người thiệt mạng và có tới 12 triệu người phải sơ tán.
Nhưng thậm chí, ngoài thực tế đáng lo ngại về việc chủ nghĩa bài Do Thái phát triển ở Liên Hiệp Quốc dưới vỏ bọc nhân quyền còn là việc các chuyên gia “nhân quyền”, các tổ chức phi chính phủ và đoàn tùy tùng xung quanh toàn bộ bộ máy này có sự hậu thuẫn của UNHRC.
Trong nhiều tháng qua, họ xuất hiện tràn ngập trên sóng truyền hình Mỹ, và gửi đầy thư vào email của bà Haley và ông Pompeo để yêu cầu chính phủ Trump ở lại UNHRC. Nói tóm lại, ý căn bản của họ là: việc bôi xấu hình ảnh Israel, dù không công bằng, cũng không quan trọng bằng lợi ích chung.
Ông Pompeo và bà Haley đã dũng cảm quyết định chấn chỉnh lại họ. Quyền bình đẳng không thể được xây dựng dựa trên sự bất bình đẳng đối với người Do Thái và nhà nước Do Thái.
Xúi giục các nhóm thiểu số chống lại nhau không phải là sự tiến bộ, đó là sự kỳ thị. Hội đồng “Nhân Quyền” Liên Hiệp Quốc là hữu danh vô thực, không xứng có sự tôn trọng và ủng hộ của nước Mỹ, trừ phi tới lúc lợi ích chung không còn điều khoản loại trừ Do Thái.
Tác giả: Anne Bayefsky (Giám đốc viện Touro về Nhân quyền và Đại thảm sát)
Nhật Hạ biên dịch
Màn ẩu đả đẫm máu bên trong buồng lái khiến MH370 mất tích
Một cựu phi công mới đây đưa ra nhận định rằng cơ trưởng MH370 đã cố ý lái máy bay tự sát và để làm được điều này, cơ trưởng phải vô hiệu hóa cơ phó ngồi bên cạnh.