Chính quyền Trump có thể cắt viện trợ các nước ủng hộ Trung Quốc
Tổng thống Donald Trump đang tiến gần hơn với việc công bố kế hoạch điều chỉnh về cách Mỹ phân bổ viện trợ nước ngoài. Theo đó, tiền dự kiến sẽ được chuyển cho các nước đồng minh, và ưu tiên những quốc gia ủng hộ Mỹ. Ngược lại, những nước theo Trung Quốc hay các đối thủ làm khó Mỹ sẽ không được Washington coi trọng.
11:00 08/09/2019
Động thái này sẽ thúc đẩy việc xoay trục chính sách viện trợ nước ngoài mà từ lâu đã hoạt động theo nguyên tắc, ít nhất là về mặt lý thuyết, rằng hỗ trợ tài chính của Mỹ nên ưu tiên dựa trên lý do nhân đạo, chứ không phải mục đích chính trị.
Kế hoạch được đưa ra trong một dự thảo chỉ thị chính sách của tổng thống mà tờ Politico có được. Theo đó, Mỹ có thể ngừng viện trợ cho các quốc gia không ủng hộ Washington trong các tranh chấp quốc tế hoặc có mối liên kết với các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc. Các nước thế giới thứ ba, đặc biệt là ở Châu Phi, và cả Châu Á cũng như Châu Mỹ Latinh có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đồng thời, kế hoạch này đề xuất chấm dứt các chương trình viện trợ cho các mục tiêu cơ bản như nghèo đói, phân biệt chủng tộc. Kế hoạch sẽ không chú trọng các tổ chức đa phương như một kênh hỗ trợ của Mỹ mà ưu tiên giá trị cá thể. Dự thảo cho rằng, chiến lược viện trợ mới sẽ giúp Mỹ tăng cường vai trò lãnh đạo “trong hệ thống năng lượng toàn cầu”. Nhiều quan chức của chính quyền Trump coi việc tiếp cận các nguồn năng lượng tương lai là điều thiết yếu trong chiến lược vượt mặt các đối thủ như Trung Quốc và Nga. Sau cùng, mục tiêu then chốt là nhằm loại bỏ các nước không trợ giúp Mỹ.
Những người ủng hộ ông Trump lập luận rằng kế hoạch sẽ giúp kiểm soát tài chính và khuyến khích các quốc gia khác liên minh với Mỹ. Trong khi đó, các nhân viên cứu trợ nhân đạo và Đảng viên Đảng Dân chủ bắt đầu cảm thấy bất an.
Chưa có thời gian chính xác về việc ông Trump công bố chỉ thị mới, do đó kế hoạch vẫn có thể được điều chỉnh hoặc hủy bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, một dự thảo là sản phẩm được xét duyệt trong nhiều tháng. Khi dự thảo này chính thức được thông qua, ông Trump sẽ hoàn thành cam kết trước đó của mình với người dân Mỹ về xem xét lại chính sách hỗ trợ quốc gia.
“Chúng tôi sẽ cân nhắc việc gì hiệu quả, việc gì không, và liệu các quốc gia hiện đang nhận tiền và sự bảo hộ của chúng tôi có xem trọng lợi ích của nước Mỹ hay không”, ông Trump phát biểu với các lãnh đạo thế giới trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái. “Từ nay về sau, chúng tôi sẽ chỉ cung cấp viện trợ nước ngoài cho những ai tôn trọng chúng tôi, thẳng thắn mà nói, đó chính là bạn bè của chúng tôi”.
Nhà Trắng hôm thứ Sáu (6/9) không đưa ra bình luận nào.
Bản dự thảo nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải đối mặt với “cuộc chạy đua quyền lực mới”. Đây là thuật ngữ hiện được sử dụng để chỉ sự cạnh tranh ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc.
Tài liệu trên cho biết, mức độ cạnh tranh hiện nay phức tạp hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh, và viện trợ nước ngoài của Mỹ đã không theo kịp để mang lại lợi ích cho nước Mỹ. Nếu muốn tăng cường ảnh hưởng của mình, Mỹ phải có chiến lược tốt hơn về cách thức giải ngân viện trợ.
Dự thảo cũng cho biết, để làm được điều đó, Mỹ nên “tái định hướng, tái cơ cấu, cắt giảm hoặc loại bỏ các khoản viện trợ nước ngoài cho các chính phủ và các chủ thể phi quốc gia chịu tác động mạnh mẽ của bởi nước đối thủ của Mỹ”. Dự thảo tiếp tục lập luận rằng, Mỹ nên tập trung vào các đồng minh và đối tác đang hợp tác với đất nước.
Tài liệu này không nêu chi tiết về việc các quốc gia cần phải làm thế nào để thể hiện lòng trung thành với Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump và các trợ lý trong quá khứ đã từng phát biểu rằng, việc không bỏ phiếu cho Mỹ trong các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc có thể là một yếu tố.
Bà Nikki Haley, cựu đại sứ của ông Trump tại Liên Hợp Quốc, đã từng khuyến khích ý tưởng rằng Mỹ nên ngừng chuyển tiền vào các quốc gia không ủng hộ nước này tại Liên Hợp Quốc. Điều này bao gồm cả các quốc gia bỏ phiếu chống lại các ưu tiên Israel, một đồng minh quan trọng của Mỹ.
Trong một bài viết độc lập, bà Haley đã lấy Nam Phi làm ví dụ cho một quốc gia thường xuyên chống lại Mỹ tại Liên Hợp Quốc và gợi ý rằng Washigton nên cân nhắc các khoản viện trợ dành cho nước này, phần nhiều dành cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS.
“Khi các quốc gia nhận viện trợ chỉ biết tận dụng sự rộng lượng của chúng ta rồi phản bội lại thay vì thiết lập liên minh thì đó chính là lúc chúng ta nên chấm dứt hỗ trợ họ”, bà Haley viết.
Ấm áp tình nghệ sĩ: Mạc Can chia tiền giúp Mai Trần lo chi phí phẫu thuật
Nghe tin nghệ sĩ Mai Trần nằm cùng bệnh viện, Mạc Can đã nhờ người đẩy xe lăn xuống thăm, đồng thời gửi một phần tiền khán giả ủng hộ mình cho người bạn già chữa bệnh.