‘Chủ nghĩa Trump’ sẽ vẫn đậm dấu ấn ở Mỹ dù ông Joe Biden lên nắm quyền?
Nếu ông Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/1 tới, đó không hẳn là do nghị trình của Tổng thống Mỹ Donald Trump không nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Nhìn nhận tổng thể, người dân Mỹ là đối tượng được hưởng lợi từ nhiều chính sách liên quan đến “chủ nghĩa Trump” (Trumpism).
05:00 18/11/2020
Vài tuần trước ngày bầu cử, một thống kê cho thấy kết quả khá bất ngờ: Có đến 56% cử tri cho biết cuộc sống của họ thịnh vượng hơn so với 4 năm trước đây. Tỉ lệ này cao hơn so với kết quả thăm dò khác với cùng một câu hỏi, được thực hiện vào các năm bầu cử 1984, 1992, 2004 và 2012 - những mốc thời điểm các tổng thống đương nhiệm Ronald Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush và Barack Obama chạy đua tái cử.
Không khó để nhận ra lý do đằng sau. Dưới thời ông Trump, trung bình các hộ gia đình tại Mỹ tiết kiệm được khoảng 1.610 USD/năm nhờ gói cắt giảm thuế của chính quyền. Tỉ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, gốc Mỹ Latinh giảm xuống mức thấp kỉ lục.
Cải cách về hình sự tư pháp giúp hàng nghìn phạm nhân được bảo vệ tốt hơn. Ngành sản xuất, chế tạo ở Mỹ phục hồi, tiến trình nghiên cứu, phát triển vaccine ngừa COVID-19 được thực thiện với tốc độ nhanh kỉ lục nhờ vào chương trình “Operation Warp Speed” của chính phủ. Về đối ngoại, nỗ lực trung gian hòa giải ở Trung Đông của Mỹ đã mang lại thành quả nhất định.
Người Mỹ hưởng lợi cơ bản từ chính sách của ông Trump, nhưng nhiều người, nhất là số cử tri da trắng, có bằng đại học sống ở những vùng ngoại ô, lại cảm thấy phiền toái trước việc vị tổng thống đương nhiệm thường tung ra những loạt tweet rúng động vào lúc 3 giờ sáng.
Sau 4 năm cử tri ấn tượng mạnh về chỉ trích nhằm vào lối nói khoa trương của ông Trump và một số bước đi sai lầm của ông chủ Nhà Trắng, nhiều cử tri ôn hòa và thậm chí là cả cử tri thiên hữu giờ cảm thấy như vậy là quá đủ. Trong số nhóm cử tri nói rằng họ muốn “một người có khả năng tạo dựng đoàn kết”, ông Biden có được sự ủng hộ với tỉ lệ 72%.
Thế nhưng, trong đêm bầu cử 3/11, đảng Cộng hòa vẫn thu được nhiều thắng lợi lớn và đầy bất ngờ. Chưa có kết quả chính thức cuối cùng, nhưng cuộc bỏ phiếu bầu đại diện tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ cho thấy, hàng nghìn người Mỹ cùng lúc bỏ phiếu chống lại ông Trump nhưng lại dồn phiếu ủng hộ đảng Cộng hòa. Thực tế này cho thấy, nhiều cử tri ủng hộ việc đảng Cộng hòa lấy “chủ nghĩa Trump” làm cương lĩnh nền tảng, chỉ không phải là cá nhân ông Trump mà thôi.
Bầu cử năm 2020 có lẽ cách người Mỹ phủ nhận ông Trump, nhưng nó cũng cho thấy người dân Mỹ chưa chấp nhận nghị sự của đảng Dân chủ. Hai xu hướng này sẽ khiến đảng Cộng hòa và nhóm thân ông Trump trong nội bộ đảng sẽ mạnh hơn trong dài hạn. Những yếu kém của ông Trump rồi cũng có thể rời khỏi vũ trường chính trị, nhưng liên minh mới do ông tạo dựng sẽ đứng vững và ngày một mở rộng thanh thế.
Cương lĩnh “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” đã chứng tỏ được sức hút không chỉ trong khối nhóm cử tri người lao động da trắng truyền thống. Nó còn mở rộng ra ở những tầng lớp khác, với việc ông Trump giành được sự ủng hộ của nhóm cử tri gốc Mỹ, tăng đáng kể số phiếu bầu từ cộng đồng người da đen, người gốc Mỹ Latinh. Ông thậm chí còn nhân đôi được ủng hộ của số cử tri đồng tính, chuyển giới.
Khi một ai đó kết hợp hài hòa được các định hướng chính sách dân túy của tổng thống đương nhiệm – nổi bật là cắt giảm thuế, phục hồi sản xuất nội địa tại Mỹ, áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhập cư và giảm can dự ở nước ngoài và bỏ được tính cách cá nhân của ông Trump, người đó sẽ giành được sự ủng hộ của số đông cử tri.
Hãy tưởng tượng đến kịch bản này: Một ứng cử viên đảng Cộng hòa với quan điểm chính trị của Trump, nhưng không có quãng đời gắn với nhiều thông tin lá cải; một người Cộng hòa dám lên tiếng thách thức truyền thông thiên vị, nhưng không làm cử tri vùng ngoại ô phải lên tiếng bày tỏ sự phản kháng về những hành động, ngôn từ mới nhất; một người Cộng hòa lấy “nước Mỹ trên hết” làm nền tảng tranh cử và có đủ sức truyền tải cương lĩnh này một cách hiệu quả, biện chứng - cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi cho đảng Cộng hòa.
Những dư âm về dính líu giữa đội tranh cử của ông Trump với phía Nga, hình ảnh về một “người xấu màu cam” (Orange Man Mad – một biệt danh chỉ ông Trump của số đối lập) cùng những phàn nàn về cách hành xử của ông chủ Nhà Trắng rõ ràng đã có tác động tiêu cực đối với cá nhân ông trong cuộc đua năm 2020, nhưng môi trường chính trị năm 2024 sẽ khác.
Bà Harris nhiều khả năng sẽ là người được đảng Dân chủ lựa chọn làm ứng viên tranh cử, đó có thể là một điểm trừ, bởi bà bị so sánh là “Hillary Clinton phiên bản 2.0” – ít có khả năng cuốn hút cử tri. Trong khi đó nhóm thành lũy thân ông Trump sẽ có vị thế mạnh hơn, đủ sức lấy lại Nhà Trắng. Một ứng cử viên có cùng nhiệt huyệt, chung bản năng chính trị, nhưng khác về tính cách bốc đồng, đại diện cho “chủ nghĩa Trump” tham dự cuộc đua năm 2024 có thể sẽ giúp đảng Cộng hòa có một chiến thắng lớn.
“Chủ nghĩa Trump” nhưng không mang tính cách Trump sẽ tái định hình quan điểm của cử tri đối với đảng Cộng hòa trong cả một thế hệ.
Link nguồn: https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/chu-nghia-trump-se-van-dam-dau-an-o-my-du-ong-joe-biden-len-nam-quyen-20201117114858242.htm
Ủng hộ TT Trump và cái nhãn dán “cuồng Trump”
Cái nhãn “cuồng Trump” là cụm từ của đảng dân chủ và truyền thông phe cực tả Mỹ dán lên những người ủng hộ ông Trump. Mới nghe qua có vẻ không sai nhưng khi phân tích kỹ, dùng từ này đối với ai ủng hộ ông Trump thật là một sự quy chụp, mỵ dân.