Chuẩn bị giấy tờ mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ đầy đủ thế nào – kì 2
Tiếp tục với kỳ trước, hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ ngoài việc chuẩn bị riêng các tài liệu của người bảo lãnh và người được bảo lãnh thì còn phải có thêm phần thứ 3 là các bằng chứng. Các bằng chứng này chủ yếu sẽ đưa ra minh chứng về mối quan hệ thực sự của hai bên.
21:30 17/07/2017
Bằng chứng bảo lãnh đi Mỹ
Ứng viên tham gia vào chương trình bao gồm cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh đều cần phải chuẩn bị các bằng chứng của mình theo thứ tự về mặt thời gian trước sau và phù hợp với tờ khai tường trình về mối quan hệ nếu như đó là bảo lãnh theo diện vợ chồng hoặc hôn thê/ hôn phu. Ngoài ra nếu như các bằng chứng này bằng tiếng Việt thì ứng viên cần dịch sang tiếng Anh để nộp với cam kết về tính trung thực cả với người dịch và ứng viên nộp đơn bao gồm bằng chứng:
+ Bằng chứng hình ảnh:
Ứng viên cần chuẩn bị các hình ảnh theo thứ tự thời gian từ cũ đến mới để chứng minh về mối quan hệ gia đình hay hôn thê/ hôn phu. Hình ảnh này cần phải có mặt cả người được bảo lãnh lẫn người bảo lãnh. Tuy nhiên nếu như không có hình chụp riêng của cả hai thì có thể thay thế bằng hình chụp chung của cả gia đình để chứng minh về mối quan hệ này. Ứng viên có thể cho tất cả hình ảnh vào một album chung loại mòng hoặc dán lên giấy A4 thành các ô và ghi chú bên dưới bằng tiếng Anh các hình như thời gian chụp, người chụp, địa điểm…
Nếu như người bảo lãnh đã có tuổi thì cần hình mới chụp và có hình tờ báo Mỹ mới nhất để viên chức Lãnh sự quán hoặc Tổng Lãnh sự quán biết vẫn còn sống. Nếu như bảo lãnh là diện vợ chồng hay hôn thê/ hôn phu thì phải được chụp vào những thời điểm quan trọng trong quá trình yêu nhau và tiến tới hôn nhân trước khi xin nộp hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ.
+ Giấy tờ cũ có tên của cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh
- Hộ khẩu cũ nếu như không có bản gốc thì có thể xin lại bản sao ở Phòng lưu trữ hộ tịch quận/ huyện trước đó sinh sống.
- Sổ công giáo (nếu có).
- Học bạ cũ (nếu có).
- Các bằng chứng cũ khác có giá trị.
+ Bằng chứng về sự liên lạc giữa hai bên:
-
Thư từ cũ trao đổi giữa hai người với mộc bưu điện.
-
Email hay tin nhắn trao đổi.
-
Hóa đơn điện thoại.
+ Bằng chúng thể hiện mối quan hệ của người được bảo lãnh với những người phụ thuộc cùng đi theo:
-
Hình ảnh gia đình.
-
Hộ khẩu.
-
Giấy khai sinh.
-
Giấy đăng kí kết hôn.
-
Học bạ nếu như có con.
Ngoài ra ứng viên sẽ còn phải mang theo các giấy tờ khác như sau:
-
4 ảnh cỡ 5 × 5 cm của mỗi người tham gia vào hồ sơ.
-
Sổ hộ khẩu.
-
Chứng minh nhân dân của từng người.
-
Hộ chiếu.
-
Các giấy tờ về hôn thú.
-
Lý lịch tư pháp.
-
Giấy khai sinh của mỗi người.
-
Kết quả khám sức khỏe của mỗi người và bao thư khám sức khỏe vãn phải còn niêm phong.
-
Giấy cam kết độc thân cho tất cả người tham gia hồ sơ với nữ là 18 tuổi trở lên và nam từ 20 tuổi trở lên kể cả đã có hôn nhân thì phải đã chấm dứt.
Tuy nhiên thông thường thì ứng viên đã nộp đủ giấy tờ cho Trung tâm chiếu khán quốc gia nên hồ sơ phải đã được hoàn tất thì mới lên lịch phỏng vấn. Chính vì vậy mà các giấy tờ được mang theo chủ yếu là để kiểm tra lại và phòng hờ mà thôi. Cách đơn giản nhất là ứng viên chuẩn bị hồ sơ thì chia thành 2 bản, 1 bản để nộp còn một bản giữ lại để tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên nếu có bất cứ thay đổi nào trong DS-230 hoặc I-864 thì ứng viên sẽ phải nộp bản gốc. Nếu như đã mất thì ứng viên buộc phải làm lại lần nữa.
61% dân Mỹ chống dự luật y tế của Đảng Cộng Hòa
Trong lúc thành phần lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện Mỹ đang chuẩn bị cho có đủ số phiếu nhằm thông qua dự luật bảo hiểm y tế, kết quả một cuộc thăm dò dư luận mới công bố cho thấy kế hoạch của phía Cộng Hòa nhằm hủy bỏ và thay thế Obamacare tiếp tục mất dần ủng hộ của công chúng.