Chuyên gia Anh nêu ba lý do người Việt nhập cư lậu
Daniel Silverstone, tiến sĩ nghiên cứu về tội phạm có tổ chức, cho rằng người Việt nhập lậu vào Anh vì có sự hỗ trợ của cộng đồng và bị dụ dỗ kiếm tiền nhanh.
03:00 30/10/2019
"Mỗi năm có hàng trăm đến Anh sau thời gian dài lưu lại Đức hoặc Pháp", Tiến sĩ Daniel Silverstone, chuyên gia về buôn lậu và tội phạm có tổ chức, Trường nghiên cứu tư pháp, Đại học Liverpool John Moores, Anh, nói với VnExpress. Ông viện dẫn số liệu của Cơ quan quản lý tội phạm quốc gia Anh (NCA).
Thông tin được Tiến sĩ người Anh đưa ra trong bối cảnh và Anh đang phối hợp để xác minh danh tính của 39 người thiệt mạng trong xe container đông lạnh tại khu công nghiệp Waterglade ở Essex, đông bắc London hôm 23/10.
Cảnh sát Anh làm việc tại hiện trường vụ việc. Ảnh: Huffington Post.
Silverstone cho rằng có ba nguyên nhân chính khiến nhiều tìm đường đến Anh qua các con đường phi pháp. Thứ nhất, họ có cơ hội làm việc trong các "lĩnh vực ngách" của cộng đồng người di cư, chủ yếu là làm móng, nhà hàng và trồng cần sa. Dần dần họ có thể kiếm được số tiền "bù lại" chi phí đã bỏ ra để sang Anh.
"Họ không nhất thiết phải trồng cần sa, mà có thể cung cấp thực phẩm/cho thuê nhà và các dịch vụ liên quan khác cho người trồng cần", Silverstone nói.
Thứ hai, nhập cư lậu nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng đang sống ở Anh. Những người đến từ các tỉnh miền Bắc Việt Nam như Hải Phòng, Quảng Ninh có thể tìm thấy người quen ở Anh để có nơi ở và hỗ trợ các vấn đề khác. Gần đây, nhiều người mới đến từ Nghệ An, Quảng Bình và Hà Tĩnh cũng tìm được sự hỗ trợ.
Thứ ba, họ bị họ hàng và những kẻ buôn người phóng đại về việc đến Anh dễ dàng như thế nào và dễ kiếm tiền ra sao.
tìm cách di cư bất hợp pháp chủ yếu là vì kinh tế. Điều này được phản ánh trong Báo cáo hàng năm về nô lệ thời hiện đại năm 2018 của Anh, khi những người "bị bóc lột sức lao động" nằm trong số cao nhất bị buôn lậu.
Thống kê của NCA cũng cho biết trong quý II năm nay, hơn 2.300 người có nguy cơ trở thành nô lệ thời hiện đại vì bị bóc lột sức lao động. người Việt xếp thứ ba trong số này, sau người Anh, Albania.
" liên tục nằm trong số những người bị buôn bán nhiều nhất", Silverstone nói.
Ông Mark Alan Brown, Trưởng đại diện Tổ chức di cư quốc tế (IOM) tại cho biết thêm Anh là nơi nhiều muốn đến qua con đường di cư bất hợp pháp vì quốc gia này giàu có và thịnh vượng. Bên cạnh Anh, cũng cố "nhập cư lậu" đến nhiều nước khác. Những kẻ buôn người lợi dụng sự yếu thế của những người di cư bằng những lời hứa giả dối về sự giàu có và số tiền họ có thể kiếm được, về việc đoàn tụ với người thân ở Anh và các nước, hoặc cơ hội kết hôn với người nước ngoài.
Năm 2017, IOM từng phỏng vấn một số Việt trở về từ Anh. Phần lớn họ cho biết lý do rời Anh vì áp lực kinh tế, bị gia đình thúc ép di cư, muốn thoát khỏi bạo lực gia đình, ly hôn, mắc nợ hoặc các vấn đề khác. Tuy nhiên, việc một số người từng nhập cư lậu "thành công", gửi tiền về cho gia đình khiến những người khác muốn đi theo con đường này, dù phải chấp nhận rủi ro.
Silverstone cho biết thực trạng nhập cư lậu vẫn tiếp diễn suốt hơn 10 năm qua là do cảnh sát không kiểm soát hết được các đường dây buôn người.
"Xử lý nạn buôn người không phải ưu tiên trong chính sách do tội phạm buôn người không nguy hiểm như bán heroin hay sử dụng vũ khí", Silverstone nói.
Bên cạnh đó, số lượng mạng lưới buôn người lớn nên cảnh sát cần phối hợp quốc tế thường xuyên mới có thể ngăn chặn.
Đưa ra các đề xuất, Tiến sĩ Silverstone cho rằng nhà chức trách Việt Nam nên thúc đẩy các chiến lược di cư an toàn, để người dân hiểu về mối nguy và rủi ro của việc đến Anh bất hợp pháp.
Theo IOM, người nhập cư lậu thường không có các điều kiện sống phù hợp, bị lạm dụng về thể chất, tinh thần, bị cô lập, bị bóc lột, bị cướp, thậm chí là bị các băng nhóm tội phạm hình sự hoặc những kẻ buôn người giết hại. Người di cư không hoặc không thể bỏ đi, vì họ phải trả số nợ họ đã vay để trang trải cho chuyến đi. Họ cũng phải trốn tránh nhà chức trách do cư trú bất hợp pháp.
Về phía Anh, chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người Việt để phối hợp hoạt động. Trong các nhóm tư vấn độc lập của cảnh sát Anh hiện chỉ có vài người Việt (là đại diện ở các cộng đồng) tham gia. Thành viên chủ chốt trong các cộng đồng chủ yếu là những người đến Anh sau chiến tranh (1975). Anh cần khuyến khích người Việt ở các khu có dân số đông như Southwark và Hackney ở London hợp tác với chính quyền.
"Anh nên tiếp cận những người trong cộng đồng mới đến, từ miền Bắc và miền Trung ", Silverstone nói.
Nguồn: VnExpress.net
Bên trong trại ẩn náu của người Việt chờ sang Anh
Ngồi túm tụm trong căn lều dột nát giữa cánh rừng sình lầy ở thành phố Bethune, một nhóm người Việt đang chờ đợi cơ hội đến với cuộc sống mới.