Chuyên gia dinh dưỡng: Nếu bạn thuộc nhóm người này, thì phải đặc biệt chú ý khi ăn lạc
Nhưng tốt không có nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người. Sau đây là phân tích của PGS Hoa về lý do mà 4 nhóm người có bệnh về dạ dày, đường ruột, gan mật, người nổi nhiều mụn nhọt, người có bệnh về huyết khối thì nên hạn chế ăn.
14:00 25/10/2017
Phó giáo sư dinh dưỡng Kỳ Thúy Hoa, Trường Đại học Dinh dưỡng Tề Nam, chủ tịch Viện dinh dưỡng Sơn Đông (TQ).
Lạc (đậu phộng) là một trong những món ăn có nguồn gốc thực vật nhưng chứa độ đạm và các thành phần dinh dưỡng khác rất cao, vì thế nên được người dân Trung Quốc ưu ái gọi với cái tên là "hạt trường thọ". Đây cũng là thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe trong nhiều trường hợp.
Nhưng tốt không có nghĩa là phù hợp với tất cả mọi người. Sau đây là phân tích của PGS Hoa về lý do mà 4 nhóm người có bệnh về dạ dày, đường ruột, gan mật, người nổi nhiều mụn nhọt, người có bệnh về huyết khối thì nên hạn chế ăn.
Theo PGS Hoa, lạc có chứa các thành phần chính như catechins, lysine, có thể mang lại tác dụng chống lão hóa rất tốt. Trong đó, một lượng lớn các chất lecithin và cephalin là các chất có liên quan cần thiết cho sức khỏe của hệ thống thần kinh, có thể trì hoãn sự suy giảm chức năng não, cải thiện trí nhớ.
Protein và hàm lượng chất béo của lạc còn được xem là cao hơn so với thịt, do đó lạc còn được xem là món thịt từ thực vật, rất cần thiết cho cơ thể.
Mặc dù lạc là món ăn tốt, nhưng nó lại không phù hợp cho tất cả mọi người. Đó là lý do vì sao, PGS Hoa cho rằng, nếu bạn thuộc một trong những người được nêu ra dưới đây, nên hạn chế ăn lạc để đảm bảo không làm tăng nặng tình trạng bệnh.
1. Nhóm người bị rối loạn tiêu hóa
Lạc chứa rất nhiều protein, nếu chúng ta ăn quá nhiều chất đạm cùng lúc sẽ làm tăng gánh nặng cho sự vận hành của đường ruột. Vì vậy, khi có cảm giác đầy bụng, khó tiêu thì hạn chế hoặc không nên tiếp tục ăn lạc.
Bên cạnh đó, nhiều người đang có thói quen ăn lạc sống, đôi khi vì mục đích chữa bệnh. Nhưng do lạc sống chứa rất nhiều dinh dưỡng, khi ăn vào dạ dày sẽ phát huy tác dụng làm trơn ẩm dạ dày. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, vì vậy một số bệnh nhân có bệnh về acid dạ dày khi ăn lạc sống để giảm khó chịu dạ dày, thì nên ăn có kiểm soát, khoảng 1 nửa nắm lạc là đủ.
2. Nhóm người có bệnh về gan mật
Những loại thực phẩm có hàm lượng protein và chất béo cao khi ăn vào cơ thể sẽ làm cho túi mật có sự kích thích tiết mật rất mạnh, vì vậy sẽ có nhiều dịch mật được bài tiết ra để giúp tiêu hóa và hấp thu.
Người có bệnh về gan mật nếu vô tình ăn quá nhiều lạc, bổ sung quá mức lượng đạm và chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và túi mật, thậm chí làm cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
Nhóm người này nếu muốn ăn lạc, nên chọn phương pháp chế biến đúng cách. Tốt nhất nên cho một ít lạc nấu cùng với cháo để khống chế số lượng. Hoặc có thể ăn lạc rang hay luộc mà không thêm dầu mỡ. Tuyệt đối tránh việc ăn lạc theo hình thức chiên tẩm nhiều dầu mỡ, muối, hoặc ăn cùng lúc quá nhiều hoặc ăn nhiều lần.
3. Nhóm người có làn da dầu, mặt nhiều mụn bọc, da tiết cặn bã nhờn nhiều
Đậu phộng chứa rất nhiều chất béo, khi ăn vào sẽ dễ dàng thúc đẩy bài tiết tuyến bã nhờn ở dưới nang lông, tăng thêm sự tiết dầu làm cho da bạn càng nhiều dầu, bóng nhẫy, hoặc nổi mụn.
Ngoài ra, một số món lạc còn chế biến thêm dầu mỡ và bột ớt, đường hoặc các loại hương vị giúp tăng cảm giác ngon miệng, càng làm cho bạn thêm nóng trong và nổi mụn nhiều hơn, da dễ bị kích ứng, dẫn đến viêm chân lông.
Nếu biết mình thuộc loại da dầu, thì nên chú ý ăn lạc ở mức vừa phải, không ăn cùng lúc quá nhiều, hoặc ăn quá dài ngày, triền miên.
4. Nhóm người mắc bệnh huyết khối
Lạc bản thân có tác dụng điều chỉnh và cầm máu, làm tăng huyết dịch và thúc đẩy nhanh quá trình đông máu, thúc đẩy sự hình thành huyết khối. Vì vậy, người có độ nhớt máu cao hoặc bệnh máu vón cục thì nên hạn chế ăn nhiều lạc.
Lạc cũng là nhóm thực vật ăn hạt, nếu ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây nóng trong. Nếu tiếp tục dùng cách chế biến như rang với dầu mỡ, sẽ thêm phần gây nóng, đầy bụng. Không những thế, khi chế biến lạc ở nhiệt độ cao sẽ làm phá vỡ kết cấu dinh dưỡng trong lạc, làm biến chất hoặc thất thoát dinh dưỡng.
PGS Hoa kiến nghị, nếu ăn lạc, cách tốt nhất là luộc, hầm hoặc nấu cháo, nấu xôi, không chỉ dễ dàng tiêu hóa, mà còn giữ nguyên được hầu hết các chất dinh dưỡng trong lạc. Tốt cho sức khỏe.
*Theo Health/Lifetime
Mỹ chào mời các starup bằng visa Mỹ khởi nghiệp hấp dẫn
Chính phủ Mỹ chào mời Startup bằng ‘visa Mỹ khởi nghiệp’ Cuối tuần trước, Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã chính thức công bố The White House’s International Entrepreneur Rule (Luật doanh nhân quốc tế của Nhà Trắng).