Chuyên gia Mỹ: 'Bê bối của Trump diễn tiến nhanh hơn Watergate'

Chuyên gia pháp lý Mỹ cho biết lùm xùm về cáo buộc Trump tiết lộ tin mật, liên hệ với Nga khi tranh cử diễn tiến nhanh hơn bê bối khiến tổng thống Nixon mất chức.

09:56 19/05/2017

chuyen-gia-my-be-boi-cua-trump-dien-tien-nhanh-hon-watergate

Người biểu tình Mỹ đòi chính phủ điều tra Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AFP

"Còn quá sớm để nói về việc luận tội tổng thống, nhưng dường như các vấn đề liên quan đến diễn tiến ở nhịp độ nhanh hơn so với vụ Watergate dưới thời của tổng thống Richard Nixon", Mark Zaid, luật sư chuyên về an ninh quốc gia Mỹ trao đổi với VnExpress.

Luật sư Zaid đánh giá khi được hỏi về khả năng Tổng thống bị luận tội sau một loạt sự cố liên quan đến nghi ngờ ông Trump có liên hệ với Nga trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng năm ngoái.

Tổng thống Mỹ hôm 16/5 bị cho là đã yêu cầu ông , khi còn là Giám đốc FBI, "bỏ qua" cho ông Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh, trong điều tra liên quan đến Nga. Thông tin về đề nghị của ông Trump xuất hiện một tuần sau khi ông sa thải ông Comey. Vụ việc đã gây chấn động khắp Washington. Những người chỉ trích cáo buộc tổng thống cố tình cản trở cuộc điều tra của FBI về sự can thiệp của Nga.

Việc Tổng thống Trump cách chức giám đốc FBI được so sánh với vụ Watergate năm 1972, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon đã sa thải một công tố viên đặc biệt điều tra vụ đột nhập văn phòng Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) bên trong tòa nhà Watergate.

Các thân tín bên cạnh tổng thống Nixon, cùng ủy ban vận động bầu cử cho ông bị cáo buộc tổ chức vụ đột nhập vào văn phòng DNC nhằm nghe lén đối thủ đảng Dân chủ. Cuộc điều tra vụ Watergate cuối cùng dẫn tới việc ông Nixon phải tuyên bố từ chức năm 1974.

Một sự kiện lớn khác cũng khiến giới quan sát tính đến khả năng Tổng thống Trump bị luận tội là việc ông tiết lộ thông tin bí mật với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc gặp hôm 10/5.

Theo đó, ông Trump đã mô tả chi tiết với phía Nga cách Nhà nước Hồi giáo (IS) muốn biến máy tính xách tay thành bom trên các chuyến bay. Đây là thông tin do một đối tác của Mỹ cung cấp theo thỏa thuận chia sẻ tình báo, được coi là nhạy cảm và chỉ lưu hành trong các nước đồng minh, hạn chế chia sẻ ngay cả trong chính quyền Mỹ.

"Sự việc không phải là chưa từng xảy ra, nhiều tổng thống Mỹ đã tiết lộ tin mật với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên họ làm điều đó sau khi đã tham vấn với các nhân viên và xác định trước nó là thích hợp", luật sư Mark Zaid nhấn mạnh.

Ông Zaid lưu ý "điều đáng sợ" trong trường hợp này của Tổng thống Trump là ông không tỏ ra hiểu biết về tầm quan trọng của thông tin trao đổi với Nga. Thậm chí Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMasters còn công khai nói rằng Tổng thống không biết nguồn tin mật là do bên nào cung cấp. 

Trước câu hỏi Mỹ có cơ chế nào giám sát việc tổng thống tiết lộ tin tình báo bí mật, ông Zaid cho hay Hiến pháp nước này cho phép ông chủ Nhà Trắng tự quyết theo suy xét của mình.

"Có rất ít hạn chế từ khía cạnh pháp lý nhằm ngăn tổng thống Mỹ lộ tin mật, nhưng tất nhiên có thể luận tội và các lá phiếu có thể khiến tổng thống bị phế truất", ông Zaid nói. 

Đồng tình với nhận định này, ông Steven Aftergood, giám đốc của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu về Bảo mật của Chính phủ Mỹ, cho biết Washington không có cơ chế pháp lý nào để ngăn tổng thống chia sẻ thông tin mật với bất kỳ ai. Tổng tư lệnh được trông đợi đưa ra đánh giá đúng và bảo đảm lợi ích của quốc gia. Nếu không làm vậy, người này có thể bị Quốc hội luận tội và phế truất 

"Hiện còn quá sớm để biết điều gì sẽ xảy ra với , nhưng ngay cả những người ủng hộ cũng đang trở nên nản lòng với cách ông điều hành chính phủ", ông Aftergood nói.

Tags:
Bầu không khí u ám trong Nhà Trắng khi tin tức xấu bủa vây

Bầu không khí u ám trong Nhà Trắng khi tin tức xấu bủa vây

Nhiều tin xấu bủa vây, bao gồm việc ông Trump bị tố tiết lộ tin tình báo tuyệt mật cho các quan chức ngoại giao Nga, khiến không khí ở Nhà Trắng trở nên căng thẳng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất