Chuyên gia vắc-xin: 6 nhận thức sai về COVID-19
Cô Anna Blakney, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y sinh UBC, Canada, đồng thời cũng là một chuyên gia vắc-xin, đã làm một video phổ cập về COVID-19. Trong video, cô chỉ ra một vài nhận thức sai về dịch bệnh:
11:00 26/05/2021
1. Thời tiết ấm lên sẽ làm giảm tốc độ lan truyền của COVID-19?
Thực tế: Thời tiết ấm lên không hề ảnh hưởng đến tốc độ lan truyền của dịch bệnh. Chỉ là khi nhiệt độ không khí ấm trở lại, trời nắng ráo, càng nhiều người sẵn sàng ra ngoài hơn, bởi vì tỷ lệ truyền nhiễm ngoài trời thấp hơn trong nhà, cho nên về lý luận có lẽ mùa xuân và mùa hè tốc độ lan truyền của dịch bệnh có thể chậm lại.
Tuy nhiên điều này không có chút quan hệ nào đến nhiệt độ không khí, chỉ có là giảm thiểu hoạt động trong nhà mà thôi. Do đó ở bên ngoài, mọi người cần phải tiếp tục tuân thủ các quy tắc phòng dịch, đảm bảo khoảng cách an toàn 2 mét, đeo khẩu trang và chịu khó rửa tay.
2. Virus có thể lan truyền trong hồ bơi?
Thực tế, COVID-19 là một loại bệnh đường hô hấp lan truyền chủ yếu trong không khí, các nghiên cứu hiện tại đều cho thấy virus COVID-19 không có tính truyền nhiễm trong nước, bởi vì virus gặp phải nước chứa clo khử trùng thì sẽ bất hoạt.
3. Vitamin và khoáng chất có thể dự phòng và điều trị virus?
Cô Anna Blakney cho biết, dinh dưỡng thích hợp rất quan trọng đối với việc duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chúng ta nên ăn thức ăn lành mạnh, uống nhiều nước, duy trì lượng vitamin D, ngủ đủ giấc, đồng thời cố gắng giảm thiểu áp lực trong cuộc sống. Chẳng may bị nhiễm virus, vitamin và khoáng chất là bộ phận chủ yếu của sự khỏe mạnh, nhưng chúng sẽ không khởi tác dụng trị liệu.
4. Muỗi, rệp, bọ chét có thể mang theo và lây truyền COVID-19?
Cô Anna Blakney cho biết, muỗi, rệp, bọ chét xác thực là thông qua cắn, đốt để truyền bệnh tật vào máu của con người. Nhưng do COVID-19 không phải là loại virus lây truyền qua đường máu, do đó không có chứng cứ cho thấy COVID-19 có thể thông qua muỗi, rệp, bọ chét để lây truyền.
5. Sau khi tiêm vắc-xin sẽ không cần tiếp tục đeo khẩu trang?
Cô Anna Blakney cho biết, tại Canada, đại đa số người chưa tiêm chủng mũi đầu tiên, do đó sau khi tiêm chủng vẫn cần phải đeo khẩu trang, bởi vì vẫn có khả năng lây nhiễm cho người chưa tiêm vắc-xin. Mặc dù đã chứng minh vắc-xin có thể giảm thiểu dịch lây lan, nhưng hiệu quả giảm thiểu lây lan của nó không phải là 100%. Một khi có nhiều người tiêm chủng hơn thì nhu cầu đối với khẩu trang sẽ giảm.
6. Tôi đã từng nhiễm COVID-19 nên không cần tiêm chủng?
Vị trợ lý giáo sư này cho biết, xác thực, người bệnh đã từng nhiễm bệnh có thể giữ được lực miễn dịch một khoảng thời gian, nhưng mức độ lực miễn dịch của vắc-xin cao hơn nhiều. Do đó, phương pháp tốt nhất để tránh lây nhiễm vẫn là tiêm vắc-xin. Ngoài ra, không có một loại vắc-xin nào là hoàn mỹ, kháng thể sẽ mất công hiệu sau một khoảng thời gian.
Phi Phi, Vision Times
Xem thêm:
Nhạc sĩ Phạm Khánh Hưng chật vật, làm 4 việc mưu sinh khi ở Mỹ
Phạm Khánh Hưng thừa nhận ở Mỹ không thể sống tốt nếu trông chờ vào việc đi hát, nên anh tập tành kinh doanh.