Chuyện không của riêng ai, "một bệnh dịch, vét sạch cả gia tài": Tiết kiệm, mới là năng lực cần thiết nhất của một người
Chỉ khi nguy cơ xảy đến, rất nhiều người mới bàng hoàng nhận ra: không có tiền tiết kiệm, quả thực phải sống một cuộc sống rất khác. Tiết kiệm, mới là năng lực cần thiết nhất của một người.
11:00 25/07/2021
Có câu nói như sau: "Một hạt bụi của thời đại, rơi xuống đầu người, chính là một ngọn núi."
Một đại dịch, triệu người khổ sở.
Ngoài những người bị nhiễm bệnh, còn có những người bình thường, như bạn và tôi.
Doanh nghiệp khi nào mới quay trở lại hoạt động bình thường, không biết; lương tháng có thể nhận được như cũ, không biết; nhận được bao nhiêu lương tháng, không biết...
Trước một chuỗi những không biết này, bạn vẫn phải ăn, vẫn phải mặc, già trẻ lớn bé vẫn phải nuôi, rồi tiền nhà, tiền xe, tiền học hành...
Không có tài khoản tiết kiệm, chi tiêu mỗi ngày giống như cắt đi một miếng thịt, khiến con người ta vừa lo lắng vừa mệt mỏi.
Một dịch bệnh, vét sạch cả gia tài...
Chỉ khi nguy cơ xảy đến, rất nhiều người mới bàng hoàng nhận ra:
Không có tiền tiết kiệm, quả thực phải sống một cuộc sống rất khác.
Tiết kiệm, mới là năng lực cần thiết nhất của một người.
Trên mạng có câu chuyện như sau:
Cô ấy nói rằng chồng mình là tài xế taxi. Sau khi dịch bệnh xảy đến, không còn nhiều người đi taxi nữa, chi phí sinh hoạt cơ bản hàng ngày thậm chí cũng khó mà đảm bảo.
Đáng lo ngại hơn đó là mỗi ngày vẫn phải trả phí cho công ty taxi, nhà còn có một đứa con bị bệnh.
Cứ như vậy, tiền thuốc của con cũng sắp không biết phải làm sao.
Khi dịch bệnh đang hoành hành, nếu không phải vì hoàn cảnh quá eo hẹp, ai lại dám mạo hiểm ra ngoài để kiếm tiền?
Nhưng cả nhà đều chỉ có thể trông chờ vào người đàn ông này, còn có thể làm sao?
Những câu chuyện như vậy, mỗi ngày đều đang diễn ra.
Cách đó không lâu, một đôi vợ chồng trẻ phải đau đớn quyết định bỏ rơi đứa con mới sinh ra của mình.
Họ chỉ để lại cho đứa trẻ một miếng ngọc và một tờ giấy, trên đó viết:
"Hi vọng bệnh việc hoặc công an đem đứa nhỏ đến côi nhi viện gần đây, giữ lại miếng ngọc làm tín vật. Chúng tôi đi tìm việc làm, nếu vẫn còn có thể sinh tồn, trong vòng một tháng sau nhất định sẽ quay trở lại đón đứa nhỏ."
"Dịch bệnh hiện nay đang rất nghiêm trọng, chúng tôi không có thu nhập. Không có thu nhập, phải lang thang đầu đường, không thể để đứa nhỏ chết đói cùng chúng tôi. Rất hi vọng mọi người mở lòng từ bi cứu lấy đứa nhỏ."
Đứa nhỏ vô tôi, ba mẹ của đứa nhỏ cũng không phải máu lạnh vô tình, nhưng dịch bệnh xảy tới, ai cũng trở nên bất lực.
Tiền không phải vạn năng, nhưng không có tiền, cái gì cũng thành không thể.
Khi thiếu tiền, chúng ta chỉ có thể giống như con ngựa già, bị áp lực cuộc sống đè tới cong cả eo.
Tất nhiên, xã hội này vẫn luôn tồn tại những người có tấm lòng hảo tâm, họ vẫn đang cố gắng hết sức để giúp đỡ những người bị dịch bệnh làm ảnh hưởng.
Chỉ là, nếu như chúng ta lúc nào cũng chờ đợi sự may mắn, luôn đem hi vọng đặt vào người khác, vậy thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ phải nhận lấy "khổ quả" cho mình.
Binh pháp thường nói: "Binh mã vi động, lương thảo tiên hành."
Chỉ khi đảm bảo được nguồn lương thực đầy đủ thì mới có cơ hội đánh thắng trận.
Đời người giống như chiến trường vậy, thứ mà chúng ta có thể làm được đó là luôn có sự chuẩn bị trước, lo làm chuồng khi vẫn còn bò, chỉ khi trong tay có "lương" thì mới có thể an tâm, không hoang mang.
Tiền tiết kiệm mới là nền tảng của cuộc sống.
Trên mạng có một câu hỏi rằng: "Bước tới tuổi 30, tài khoản tiết kiệm là bao nhiêu thì mới yên tâm?"
Rất nhiều câu trả lời được đưa ra, trong đó có một đáp án khiến tôi đồng tình:
"Nếu bạn nửa năm không làm việc mà vẫn có thể "vận hành" bình thường, bao gồm tiền nhà, tiền xe, thẻ tín dụng vẫn còn tiền, vậy thì về cơ bản là bạn đã có thể yên tâm được rồi.
Còn không ngược lại, thì bạn đang ở thế khá nguy hiểm, bất cứ một nguy cơ nào xảy tới đột ngột cũng có thể khiến bạn và cả gia đình điêu đứng."
Đúng vậy, con số cụ thể tất nhiên tùy thuộc vào từng người.
Nhưng ít nhất, chúng ta phải có đủ tiền tiết kiệm để cho phép mình có những đảm bảo tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài.
Thế sự vô thường, chỉ khi trong tay có một số tiền nhất định, mới có thể tự tin ứng phó với phong ba bão táp đột ngột xảy tới.
Tôi có một người bạn, là thế hệ 9X, độc thân, ba mẹ đều là nông dân.
Một mình lên thành phố lập nghiệp, cô ấy trước giờ luôn rất tiết kiệm. Thấy bạn cùng phòng mua chiếc túi hàng hiệu, cô ấy tuy thích nhưng vẫn cố nhịn.
Bạn cùng phòng mua trả góp chiếc iphone đời mới nhất, cô ấy tuy có chút "động lòng" nhưng vẫn nghĩ tốt nhất là thôi.
Cô ấy luôn nghĩ rằng gia cảnh nhà mình bình thường, tiền tiêu phải tiêu vào đúng chỗ.
Vì vậy, ngoài những nhu yếu phẩm cho cuộc sống và tiền tham gia các lớp học kĩ năng, số tiền còn lại cô ấy luôn để tiết kiệm.
Cứ như vậy, 5 năm ở thành phố, cô ấy tiết kiệm được một số tiền kha khá.
Không ngờ rằng, số tiền này cuối cùng lại trở thành tiền cứu mạng.
Năm ngoái mẹ cô lâm bệnh phải vào viện, bệnh tình rất nghiêm trọng, mặc dù có bảo hiểm nhưng vẫn phải mất một số tiền khá lớn.
Mẹ sợ cô phải chi nhiều tiền nên sống chết không chịu tiếp nhận trị liệu.
Ba của cô ấy là người thật thà, không kiếm được bao nhiêu tiền, cũng ngại không muốn đi chạy vạy khắp nơi, hơn nữa, nhà cô ấy cũng không có bao nhiêu thân thích.
Sau khi biết tin, cô ấy ngay lập tức về quê, kiên quyết bỏ tiền ra chữa bệnh cho mẹ bằng mọi cách.
Cô ấy nói cả đời, đó là lần đầu tiên, cô ấy thấy mình làm được điều gì đó thật tuyệt vời!
Có người nói rằng: "Tiền bạc có thể cứu mạng, nhưng lý tưởng thì không thể."
Có tiền mới có tự do, không tiền, lúc cần thiết quả thực có thể mất mạng.
Tiết kiệm tiền, đứng từ một góc độ nào đó mà nói, quả thực là cái phao cứu mạng.
Chỉ khi có đủ tiền trong tay, chúng ta mới có thể tránh được những rủi ro của cuộc sống ở mức độ lớn hơn, đồng thời có thể cung cấp một hàng rào an toàn cho bản thân và gia đình.
Thay vì "mua mua mua" vô tội vạ, không bằng "tiết kiệm tiết kiệm tiết kiệm".
Chỉ khi trải qua thập tử nhất sinh, trải qua những giây phút khó khăn, vất vả, mới trân trọng hơn những thứ ngày hôm nay mà bạn đang có.
Thay vì ca thán không kiếm được tiền, chi bằng bắt đầu từ ngày hôm nay, nghiêm túc xem xét lại "chi tiêu quan" của bản thân, nghiêm túc nâng cao năng lực kiếm tiền và tư duy tiết kiệm tiền của bản thân.
Một dịch bệnh, thực ra là "suối nguồn".
Có những người, đứng trong vũng bùn không có tiền, ngày càng lún sâu hơn.
Còn có những người, ý thức được nguy cơ của việc không có tiền, từ đó bắt đầu thay đổi, tích cực "tự lực cánh sinh".
Có người nói: "Thứ tôi yêu không phải là tiền, thứ tôi yêu là cuộc sống độc lập tự do mà tiền mang lại."
Trước ngưỡng cửa sinh tồn, không ai là có đặc quyền riêng.
Chỉ khi có đủ tiền tiết kiệm, một cuộc sống bình thường mới có thể được duy trì.
Đã đến lúc để thay đổi quan điểm về tiêu dùng của bạn!
Không có việc gì bớt cảm tính, tiêu bừa bãi lại, rảnh rỗi hãy tiết kiệm thêm chút tiền, để cuộc sống trong tương lai, có thể được thoải mái, an toàn và dễ chịu hơn.
Link nguồn: https://cafebiz.vn/chuyen-khong-cua-rieng-ai-mot-benh-dich-vet-sach-ca-gia-tai-tiet-kiem-moi-la-nang-luc-can-thiet-nhat-cua-mot-nguoi-20200314161918828.chn
Tự xét nghiệm giúp thay đổi cuộc chơi Covid-19 Mỹ
Sau khi mở bộ xét nghiệm nCoV tại nhà, Diane Bell lấy dịch hai bên mũi, trộn với hóa chất. Vạch xanh xuất hiện trên giấy thử trong vài phút.