Chuyện người Việt bán quan tài, bia mộ ở Little Saigon
Trong xã hội, những nghề như bác sĩ, kỹ sư lúc nào cũng được tô điểm, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, có nhiều nghề mà ít người theo, trong đó có nghề bán quan tài, bia mộ và lo các dịch vụ tang lễ.
13:00 06/08/2018
Ở Orange County có nhiều nhà quàn và nơi bán quan tài, bia mộ, nhưng rất ít những công ty của người Việt để lo các vấn đề mai táng. Một trong những cửa hàng quan tài, bia mộ lâu năm nhất ở Little Saigon là Tobia Casket ở thành phố Westminster do ông Thiêm Nguyễn làm chủ. Cửa hàng này nằm trên đường Newland gần ngã tư với đường Westminster và đã hoạt động đến nay được 20 năm.
Ông Thiêm Nguyễn, chủ công ty Tobia Casket. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Ông Thiêm Nguyễn cho phóng viên Người Việt biết: “Tôi mở công ty này cách đây 20 năm rồi, sau dịp mẹ tôi mất hồi năm 1998. Vì lúc đó chỉ có nhà quàn Peek và giá cả mắc lắm, nhất là về quan tài. Người Mỹ hay
người Việt, ai cũng phải lo đám tang cho người thân, gia đình nên cũng phải mua quan tài. Quan tài là một món mắc tiền, không phải là về giá trị mà là do các nhà quàn tính giá cao để lấy lời. Sau khi lo đám tang cho mẹ xong, tôi mới biết giá quan tài cao như vậy, rồi tôi quyết định mở cửa hàng bán quan tài và sau này có thêm mộ bia nữa. Đây cũng là cơ duyên thôi.”
Về quá trình mua bán quan tài và bia mộ, ông Thiêm chia sẻ: “Khách đến đây đặt và chúng tôi cho họ nhiều kiểu dáng, mẫu mã và nhiều giá cả từ công ty sản xuất ở Los Angeles. Chúng tôi có sẵn quan tài trong phòng trưng bày, nếu khách muốn mua thì chúng tôi có thể giao trong ngày, hoặc một hai ngày tới. Nếu khách muốn đóng quan tài hoàn toàn mới thì chúng tôi cần khoảng bốn năm ngày là xong.”
Ông cho rằng cửa hàng của mình có giá cả phải chăng để phục vụ cho đồng hương, nhất là về bia mộ vì theo ông, nếu khách đặt bia mộ ở các nghĩa trang thì giá sẽ cao gấp đôi so với đặt ông làm.
Các mẫu quan tài. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Về cạnh tranh, ông Thiêm nói công ty của mình chỉ cạnh tranh với các nhà quàn nhà chính. Ông còn cho hay trong những năm gần đây có vài cơ sở bán quan tài và mộ bia mọc lên nhưng ông không lo lắng vì cửa hàng của ông có uy tín lâu năm và còn có phòng trưng bày.
Bà Ngọc Lê, cư dân Westminster, chia sẻ suy nghĩ của mình về nghề bán quan tài, mộ bia và các dịch vụ tang lễ: “Tôi thấy đây là một nghề đáng quý vì đâu phải ai cũng muốn làm nghề này. Tuy nghề này đáng quý, nhưng tôi thấy nó hơi u ám một chút vì những người làm nghề này toàn phải đi lo chuyện chết chóc của người khác, từ việc mua quan tài, bia mộ rồi thủ tục tang lễ nữa. Tôi chắc không bao giờ dám làm nghề này đâu vì ‘lạnh’ quá.”
Ông Nguyễn Văn Năm, hay đi lễ ở nhà thờ Blessed Sacrament ở Westminster, cũng nêu lên cảm nghĩ của mình về nghề này. Ông cũng như bà Ngọc, cho rằng đây là một nghề đáng quý nhưng ông không bao giờ dám làm vì đây là một nghề liên quan đến các vấn đề tang lễ, “tối tăm” quá. Ông Năm cho rằng ai đến lúc thì phải về với Chúa nên trước sau gì cũng phải nhờ các dịch vụ này. Ông cho biết gia đình từng đến công ty Tobia Casket để lo cho tang lễ của cha mình cách đây khoảng mười năm. Ông rất quý công ty này vì đây là một dịch vụ của người Việt có giá cả vừa phải và lo đầy đủ cho đồng hương.
Như bà Ngọc và ông Năm nói, nghề này phải giải quyết chuyện tang lễ của người khác, nhiều khi gặp người ở thế giới bên kia, nên nhiều người sợ và ít ai dám theo nghề bán quan tài và bia mộ. Ông Thiêm chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Nếu sợ thì tôi không dám vào nghề rồi. Tôi là người Công giáo, nên tôi tin là sau khi qua đời, người ta có linh hồn. Tuy tôi tin như vậy và đã trong nghề hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ gặp người thế giới bên kia cả.”
Tuy cửa hàng Tobia Casket đã có mặt ở Little Saigon hơn 20 năm, nhưng ông Thiêm cho biết nghề của mình, cũng như mọi ngành nghề, đều có khó khăn riêng. Ngoài cạnh tranh ra, ông cho rằng những khó khăn lớn nhất của nghề này là vấn đề tổ chức.
Các mẫu quan tài. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)
Về cạnh tranh, ông Thiêm nói công ty của mình chỉ cạnh tranh với các nhà quàn nhà chính. Ông còn cho hay trong những năm gần đây có vài cơ sở bán quan tài và mộ bia mọc lên nhưng ông không lo lắng vì cửa hàng của ông có uy tín lâu năm và còn có phòng trưng bày.
Bà Ngọc Lê, cư dân Westminster, chia sẻ suy nghĩ của mình về nghề bán quan tài, mộ bia và các dịch vụ tang lễ: “Tôi thấy đây là một nghề đáng quý vì đâu phải ai cũng muốn làm nghề này. Tuy nghề này đáng quý, nhưng tôi thấy nó hơi u ám một chút vì những người làm nghề này toàn phải đi lo chuyện chết chóc của người khác, từ việc mua quan tài, bia mộ rồi thủ tục tang lễ nữa. Tôi chắc không bao giờ dám làm nghề này đâu vì ‘lạnh’ quá.”
Ông Nguyễn Văn Năm, hay đi lễ ở nhà thờ Blessed Sacrament ở Westminster, cũng nêu lên cảm nghĩ của mình về nghề này. Ông cũng như bà Ngọc, cho rằng đây là một nghề đáng quý nhưng ông không bao giờ dám làm vì đây là một nghề liên quan đến các vấn đề tang lễ, “tối tăm” quá. Ông Năm cho rằng ai đến lúc thì phải về với Chúa nên trước sau gì cũng phải nhờ các dịch vụ này. Ông cho biết gia đình từng đến công ty Tobia Casket để lo cho tang lễ của cha mình cách đây khoảng mười năm. Ông rất quý công ty này vì đây là một dịch vụ của người Việt có giá cả vừa phải và lo đầy đủ cho đồng hương.
Như bà Ngọc và ông Năm nói, nghề này phải giải quyết chuyện tang lễ của người khác, nhiều khi gặp người ở thế giới bên kia, nên nhiều người sợ và ít ai dám theo nghề bán quan tài và bia mộ. Ông Thiêm chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Nếu sợ thì tôi không dám vào nghề rồi. Tôi là người Công giáo, nên tôi tin là sau khi qua đời, người ta có linh hồn. Tuy tôi tin như vậy và đã trong nghề hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ gặp người thế giới bên kia cả.”
Tuy cửa hàng Tobia Casket đã có mặt ở Little Saigon hơn 20 năm, nhưng ông Thiêm cho biết nghề của mình, cũng như mọi ngành nghề, đều có khó khăn riêng. Ngoài cạnh tranh ra, ông cho rằng những khó khăn lớn nhất của nghề này là vấn đề tổ chức.
Các mẫu bia mộ trong phòng trưng bày của công ty Tobia Casket. (Hình: Thiện Lê/Người Việt) “Chúng tôi chỉ quảng cáo vừa đủ thôi vì sợ làm không nổi. Thật sự nhiều khi một tuần lễ có nhiều đám tang thì chúng tôi không dám nhận nhiều vì không đủ khả năng từ nhân viên đến xe cộ và giờ giấc. Về giá cả thì chúng tôi cũng bán như nhiều nơi khác, không ăn lời nhiều. Chủ yếu chúng tôi làm ăn là nhờ uy tín thôi,” ông Thiêm nói.
Ngoài ra, phải đáp ứng cho nhu cầu của từng khách hàng cũng là một khó khăn trong nghề. Người Việt thường hay theo Phật giáo và Công giáo nên ông phải tìm cách để làm khách hài lòng. Ông phải liên hệ với các chùa và nhà thờ rồi phải lo các nghi thức tang lễ cho đúng theo tôn giáo của gia đình.
Về tương lai của công ty, ông Thiêm tâm sự: “Con trai tôi mới ra trường ngành kinh doanh, nhưng tôi không biết nó có muốn theo bố làm nghề này không, tôi cũng không ép con mình, nhưng cũng khuyến khích vì công ty tôi lâu năm rồi, khách quen lâu rồi, giờ con chỉ cần lấy giấy phép rồi làm tiếp nghề của bố thôi.” (Thiện Lê)
Nữ cai ngục quan hệ với t.ù n.h.â.n và bê bối tồi tệ trong nhà t.ù Mỹ
Sau khi bê bối bị lộ, ít nhất ba t.ù n.h.â.n khai nhận đã quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c với một nữ cai ngục trong phòng giam hoặc phòng tập gym của nhà t.ù.