Chyên gia Đài Loan: TQ lợi dụng Huawei để xuất khẩu mô hình giám sát
Hội nghị Di động Thế giới (Mobile World Congress – MWC) 2019 được tổ chức từ ngày 25-28/2 tại Barcelona, Tây Ban Nha. Chính quyền Mỹ cũng đã cử một đoàn đại biểu đến tham dự, nhằm khuyến cáo các nước không nên sử dụng thiết bị 5G của Huawei. Trả lời phỏng vấn của báo giới, Giáo sư Phạm Thế Bình – công tác tại Trung tâm Nghiên cứu chính trị học thuộc Đại học Sư phạm Đài Loan cho biết, Huawei và chính quyền Trung Quốc có liên kết chặt chẽ, và đóng vai trò quan trọng trong công trình Kim Thuẫn (Golden Shield Project), chính quyền Trung Quốc lấy danh nghĩa giúp đỡ Huawei mở rộng thị trường 5G để “xuất khẩu mô hình giám sát nhằm bành trướng quyền lực, đây cũng là điều khiến nước Mỹ tương đối quan tâm”.
13:00 02/03/2019
Hôm 26/2, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Huawei là Quách Bình đã cố gắng thuyết phục những người tham gia triển lãm MWC rằng thiết bị và công nghệ mà Huawei cung cấp không có gì đáng nghi ngờ. Mỹ cũng cử đoàn vận động hành lang quốc tế tham dự MWC, để thuyết phục các nước tránh sử dụng sản phẩm Huawei. Quan chức Mỹ lo lắng, chính quyền Trung Quốc có thể lợi dụng thiết bị của Huawei để tiến hành giám sát mạng toàn cầu.
Trung Quốc lợi dụng Huawei xây dựng và xuất khẩu mô hình giám sát ra nước ngoài
Ông Phạm Thế Bình cho biết, người sáng lập Huawei là ông Nhậm Chính Phi (quân hàm Thượng tá), và Huawei đóng vai trò quan trọng trong các công trình giám sát như Sky Net, Golden Shield, và các hệ thống khác như nhận diện khuôn mặt, “hệ thống tín dụng xã hội”, v.v.
Ông nhắc nhở, “Tốc độ xử lý của mạng 5G rất nhanh, tốc độ xử lý nhận dạng khuôn mặt cũng nhanh hơn”. Huawei liên kết chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc, đây nên là điều không có ai phủ nhận, “Huawei nói hoàn toàn không liên quan đến sự thống trị của đảng Cộng sản Trung Quốc, muốn phủi sạch quan hệ, cách giải thích này khiến mọi người không thể nào tin”.
“Chính quyền Trung Quốc thử mô hình thống trị mới”, ông Phạm Thế Bình nói, đối với nhà độc tài mà nói, chỉ cần ai nắm trong tay hệ thống kết hợp với chủ nghĩa bá quyền công nghệ, nhận diện khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo, kho dữ liệu khổng lồ và 5G thì có thể tùy ý làm gì thì làm, “nếu Trung Quốc vận hành thành công những hệ thống phức hợp này thì sẽ rất đáng sợ, về cơ bản không thể nào chờ đợi Trung Quốc Đại lục dân chủ hóa, bởi vì không có ai dám nói lên tiếng nói bất đồng.”
Ông Phạm Thế Bình lấy ví dụ, trong quá khứ quá khứ, vì sao quyền lực của Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Chu Vĩnh Khang lại lớn như vậy, chính là vì ông ta nắm trong tay rất nhiều tư liệu đen là băng ghi âm, ghi hình của rất nhiều người, “hiện giờ, ai nắm trong tay những thông tin công nghệ cao, thì có thể nắm trong tay đời tư của từng cá nhân, để làm công cụ tranh đấu quyền lực; thì có thể đe dọa và dụ dỗ kiểm soát người khác.”
Ông nói, hệ thống này cũng dễ dàng tạo thành tham nhũng, bởi vì sợ người nắm những tư liệu đen sẽ phơi bày ra, nên người bị nắm thóp sẽ dùng các phương thức hối lộ để lấy lại, “nếu một quốc gia không có hệ thống giám sát, thì sẽ biến thành ai nắm trong tay thông tin riêng tư này, thì người đó có thể hô mưa gọi gió, điều này thật đáng sợ”.
“Công nghệ cao của Huawei góp phần thúc đẩy chủ nghĩa bá quyền công nghệ”, ông nhấn mạnh, Trung Quốc dựa vào những hệ thống này để đàn áp và kiểm soát xã hội, trước đây, phương thức thống trị quyền lực mới mẻ này chưa từng có, đối với nước thế giới thứ 3 hoặc chính thể độc tài, có thể họ sẽ lợi dụng phương thức này để giám sát những người phản đối; “ngoài hối lộ tiền bạc, vì để mở rộng ‘Vành đai và con đường’, đầu tư vào châu Á, Trung Quốc đang xuất khẩu mô hình thống trị quyền lực mới ra nước ngoài, hệ thống giám sát này nếu được toàn cầu hóa, sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với các nước dân chủ.”
Ông Phạm Thế Bình nói, Mỹ có thể cấm hoàn toàn điện thoại của Huawei vì cân nhắc tới vấn đề an ninh, hiện tại các cơ quan chính phủ Đài Loan cũng không thể sử dụng, cũng không thể mở cửa cho thiết bị 5G của Trung Quốc. Bởi vì Trung Quốc không phải là quốc gia dân chủ, phần lớn các nước khác đều có thái độ nghi ngờ đối với Trung Quốc, có một số nước có thể nghiêm khắc hơn một chút, tất cả các cơ quan hành chính công đều không thể sử dụng, ngay cả cơ quan an ninh quốc gia hoặc quân đội cũng không thể sử dụng.
Huệ Anh
Mỹ nóng lòng nối lại đàm phán với Triều Tiên sau hội nghị Trump - Kim
Pompeo cho biết Washington muốn tiếp tục đối thoại với Bình Nhưỡng về những khúc mắc sau hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội.