Cô gái gốc Việt tìm cách thu hẹp khoảng cách thế hệ ở Mỹ
Lilian Vo nhận thấy việc thanh niên gốc Việt học nấu đồ ăn với cha mẹ là cách tốt nhất để tạo sự gắn kết trong gia đình.
00:00 01/05/2018
Lilian Vo. Ảnh: Facebook.
Lilian, một cô gái sống ở Seattle, tiểu bang Washington, vừa cho ra mắt cuốn sách truyện mang tên "Dự án gạo nếp" (The Sticky Rice), trong đó có những câu chuyện xoay quanh công thức nấu đồ ăn Việt, theo Renton Reporter.
Cuốn sách này kể về những các thanh niên gốc Việt ở khu vực tham gia các lớp học nấu ăn do những người lớn tuổi hướng dẫn. Qua đó các học viên chia sẻ câu chuyện của mình, tìm hiểu những điều thú vị phía sau các công thức nấu ăn.
Ý tưởng của Lilian bắt nguồn từ chính trải nghiệm cá nhân, cô trò chuyện với mẹ nhiều nhất khi cùng chuẩn bị đồ ăn trong bếp. Khi ngồi vào bàn ăn tối, cô cũng có thể chia sẻ với bố mẹ nhiều chuyện, từ việc làm bài tập thế nào cho đến lịch sử Việt Nam.
"Chúng tôi có nhiều chuyện để nói khi cùng chế biến hoặc cùng ăn tối. Vì thế tôi nghĩ đến việc khuyến khích các bạn trẻ học nấu ăn từ bố mẹ, ông bà mình", Lilian cho biết.
Vì vậy những công thức không phải là phần quan trọng nhất của cuốn sách, mà nó đóng vai trò mở đầu một cuộc trò chuyện.
"Nếu ai đó đem chúng tới cho mẹ mình, thì bà có thể nói: Đây là công thức sai". Và khi đó câu chuyện bắt đầu", Lilian nói.
Khi cầm cuốn sách trên tay, người đọc phải bắt đầu từ trang một và suy ngẫm, thay vì lướt qua xem các công thức. Katie Nguyễn, một nhân vật trong cuốn truyện chia sẻ cô vẫn tiếp tục ăn những món Việt ưa thích, dù "chúng có lạ như thế nào". Cô cũng sẽ tiếp tục hát những bài mà bà đã hát cho mình nghe từ khi còn bé, sẽ tiếp tục nói ngôn ngữ mẹ đẻ, duy trì những điều đó "vì cô là một người ".
Cuốn sách của Lilian không chỉ cho thấy ẩm thực giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ mà còn vẽ lên bức tranh chân thực về cộng đồng người Việt ở Seattle.
Với vai trò phụ trách thiết kế, Lilian là người thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn và sắp xếp kết cấu cuốn sách. Dự án Gạo nếp được hoàn thành nhờ có sự giúp đỡ của một số bạn bè của Lilian và biên tập viên của Tạp chí Xin chào, một tạp chí tiếng Việt của địa phương.
Hiện là sinh viên học nghiên cứu quốc tế ở Trường Macalester tại St. Paul, bang Minnesota, Lilian từng cố gắng làm nhiều việc để thể hiện cho bố mẹ thấy mình quan tâm đến nguồn gốc của mình, như là nói tiếng Việt, dạy tiếng Việt.
"Nhưng đến khi học cao đẳng, tôi mới hiểu mình làm tất cả những điều đó là cho chính bản thân", Lilian nói.
Lilian, ngoài cùng bên trái, cùng các bạn tham gia dự án Gạo nếp. Ảnh: The Sticky Rice.
Những điều đến 40 tuổi mới hiểu, tuyệt đối đừng bỏ lỡ
40 tuổi mới không bị mê hoặc. Con người đến tuổi trung niên rốt cuộc nên làm rõ những chuyện nào? Bài viết này không thể không xem.