Cô gái Việt mở nhà trẻ tại Mỹ

Ngoc Ho mở nhà trẻ cho con em người gốc Việt sau khi tham gia khóa học hỗ trợ khởi nghiệp miễn phí ở Houston.

08:00 30/07/2021

Ngoc Ho tốt nghiệp Đại học Houston vào mùa xuân năm 2020, khi Covid-19 buộc nhiều sinh viên và trẻ em phải ở nhà, không được tới trường. Ho, 29 tuổi, từ Việt Nam tới Houston 6 năm trước, cảm thấy mơ hồ về công việc tương lai sau khi ra trường giữa đại dịch.

"Tốt nghiệp trong thời kỳ đại dịch, tôi không biết phải làm gì", Ho nói.

Khi một người bạn giới thiệu cho cô về chương trình khởi nghiệp mở nhà trẻ miễn phí, Ho đăng ký tham gia. Chương trình dạy cách điều hành doanh nghiệp, sau đó dạy về các giai đoạn phát triển của trẻ em trước 5 tuổi.

Nhờ khóa học mà Ho xin được giấy phép mở nhà trẻ, thứ càng phức tạp hơn trong thời đại dịch. Chưa đầy một năm sau khi tốt nghiệp đại học, Ho đã tự mở trung tâm chăm sóc trẻ có tên Học viện Dino Land ở Houston hồi đầu tháng 1.

Ngoc Ho trong giờ dạy vẽ tại Học viện Dino Land. Ảnh: Lucio Vasquez.
Ngoc Ho trong giờ dạy vẽ tại Học viện Dino Land. Ảnh: Lucio Vasquez.

Nhu cầu tìm nơi gửi và chăm sóc trẻ luôn rất cao, trong khi Covid-19 khiến việc tìm kiếm những trung tâm như thế khó khăn hơn. Nhiều phụ nữ buộc phải nghỉ việc khi các trung tâm chăm sóc trẻ ban ngày và trường mẫu giáo phải đóng cửa vì đại dịch. Họ cũng căng thẳng hơn khi không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá phải chăng.

Trong báo cáo về Kế hoạch Hỗ trợ Các bậc cha mẹ và Phát triển Trẻ em được công bố hôm 11/6, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho hay phụ nữ là đối tượng bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, với 1,8 triệu phụ nữ chưa quay lại tham gia lực lượng lao động.

Ho là một trong số hàng chục người tiếp nhận khóa đào tạo nghề chăm sóc trẻ em từ tổ chức Alliance, chương trình ban đầu chỉ dành cho người tị nạn. Tuy nhiên, nhờ 260.000 USD tài trợ từ ngân sách thành phố Houston, chương trình đã mở rộng tới người nhập cư và người dân Houston.

Earlene Leverett, người điều hành chương trình, cho biết hơn 70 nhà trẻ đã được thành lập ở Houston từ khi chương trình bắt đầu, phần lớn do người tị nạn và phụ nữ nhập cư làm chủ. Ngoài giúp đỡ phụ nữ khởi nghiệp, chương trình còn cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em với giá phải chăng trong những cộng đồng chưa có dịch vụ này để các bà mẹ yên tâm quay lại làm việc.

"Trẻ con ở nhà không người chăm sóc là một trong những nguyên nhân ngăn cản nhiều gia đình người tị nạn hòa nhập cộng đồng và tham gia lực lượng lao động", Leverett nói.

Theo nghiên cứu do tổ chức Third Way thực hiện, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa đi làm khi hàng nghìn cơ sở chăm sóc trẻ vẫn đóng cửa do Covid-19.

"Tại , một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, số lượng cơ sở giữ trẻ giảm gần 180.000 so với trước đại dịch", Ladan Ahmadi, chuyên gia của Third Way, nói.

Ngoc Ho thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Đây là điểm cộng lớn đối với khách hàng của cô. Nhiều học sinh của Ho chưa từng đến nhà trẻ bởi bố mẹ đều nói tiếng Việt và không thoải mái khi cho con đi học trong môi trường chỉ có tiếng Anh.

Nhằm phát triển lợi thế của trung tâm, sau 6 tháng khởi nghiệp, Ngoc Ho hy vọng sẽ mở rộng kinh doanh và nhận thêm nhiều trẻ vào trường.

"Tôi giúp các bé , để các cháu đủ vốn từ đi mẫu giáo và hiểu được lời giáo viên dạy, hoặc đủ để giao tiếp với giáo viên", Ho nói. "Tôi cũng giúp các cháu học tiếng Việt nữa, bởi đa số các bé đều nói tiếng Việt".

Tags:
Báo động về dấu hiệu sinh tồn của Trái Đất

Báo động về dấu hiệu sinh tồn của Trái Đất

Theo một nghiên cứu mới, thái độ thờ ơ của các nền kinh tế trên thế giới trước biến đổi khí hậu khiến các “dấu hiệu sinh tồn” của Trái Đất ngày càng trở nên tồi tệ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất