Có nên từ bỏ tất cả ‘cơ đồ‘ gây dựng 15 năm ở Mỹ để về Việt Nam?

Mình đã định cư ở Mỹ được hơn 15 năm. Cuộc sống bên đây thì tạm đủ chứ cũng chẳng khá gì lắm vì mức phí sinh hoạt rất cao. Mình đắn đo không biết có nên về Việt Nam.

04:00 08/08/2021

Cũng như bao kẻ tha hương sống nơi xứ người bên kia bờ đại dương, thì trong lòng ai đi xa quê ắt hẳn sẽ khó quên được hình bóng quê cha đất tổ. Sau nhiều năm của kiếp sống tha hương trên nước Mỹ và mới đây được trở về thăm quê ôi chao là vui sướng. Bây giờ mình xin mạn phép được hỏi những điều sau đây và mong ban biên tập vui lòng đăng bài viết này lên báo để được sự trợ giúp.

Mình tên là Cường và đã định cư ở Mỹ được hơn 15 năm. Cường đã có vợ và một con hơn ba tuổi và cháu chuẩn bị đi nhà trẻ. Cuộc sống bên đây thì cũng tạm đủ chứ cũng chẳng khá gì lắm vì mức phí sinh hoạt bên đây rất cao. Mình đi làm trong cơ quan bên nghành công nghệ thông tin còn bà xã thì đi làm nail (thợ làm móng tay, móng chân). Hai chồng làm suốt ngày từ sáng đến tối và có nhiều khi mệt và bệnh cũng chẳng dám nghỉ làm bữa nào. Nhà cửa thì cũng đã mua nhưng ngân hàng vẫn nắm hết giấy tờ vì đang phải trả góp hàng tháng. Công việc thì quá bận và còn stress nữa vì Cường phải chịu rất nhiều áp lực ở cơ quan. Mình là người da màu nên bị kỳ thị là chuyện bình thường. Có nhiều đêm nằm ngủ nhìn đồng hồ mong sao cho trời đừng sáng vì quá mệt mỏi công việc ở cơ quan.

Tiền viện phí và thuế má bên đây rất cao. Mỗi lần nhìn cái tấm check trả lương thấy xót xa lắm vì tiền mình làm ra cực vậy mà bị trừ các phí như thuế, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm nhân thọ, vân vân coi như hết phân nửa. Lĩnh tiền về đi chợ mua đồ cũng phải đóng thuế và nói chung cái gì cũng thuế làm cho cuộc sống người dân như gia đình Cường thấy khổ làm sao. Nhà mình mua trả góp cũng phải đóng thuế hàng năm. Ở tiểu bang Cường thì thuế nhà khoảng hơn 2% trị giá căn nhà. Ví dụ nhà mua $200.000 thì hàng năm đóng thuế khoảng $4.000 cho dù mình vẫn đang trả góp và phải trả tiền lời ngân hàng cao ngất ngưởng. Còn về tiền viện phí tuy có bảo hiểm sức khoẻ rồi nhưng nếu phải nằm viện thì coi như mất đi cũng vài tháng lương là chuyện bình thường. Nói tóm lại cuộc sống ở Mỹ thì:

1. Làm việc cực và stress cho dù bạn là công nhân, văn phòng, hay kỹ sư.

2. Tiền bảo hiểm sức khoẻ đóng rất cao và viện phí thì mắc không thể nào tưởng tượng nổi.

3. Đóng thuế rất nhiều: thuế thu nhập (20-35%), thuế mua sắm (7%), thuế nhà (2%/năm).

4. Bị kỳ thị, cuộc sống buồn, thời tiết lạnh và tuyết nhiều và mùa hè thì quá nóng.

Nền kinh tế ở Mỹ vẫn đang trì trệ và chưa lạc quan gì lắm. Tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao. Cơ hội để làm ăn buôn bán nhỏ rất khó (small business).

Sau khi suy nghĩ đắn đo mãi Cường có ý định trở về Việt Nam sinh sống với ý định sau đây:

1. Gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng 2 tỷ và với lãi suất 14% thì mỗi tháng cũng lấy lãi ra được 28 triệu đồng.

2. Sẽ mở một cửa hàng nhỏ chuyên bán, sữa chửa và bảo trì đồ vi tính.

3. Xin đi dạy kèm tiếng Anh ở các trung tâm lớn nếu cần.

Xin các bạn góp ý để mình hiểu rõ thêm những điều chưa biết. Vấn đề nhập lại quốc tịch Việt Nam có dễ dàng không? Mình năm nay gần 40 tuổi và bà xã thì 36 tuổi. Nếu có về Việt Nam thì gia đình mình sẽ sống ở thành phố Bến Tre và tất cả đều phải làm lại từ đầu. Mình hiện đang rất phân vân, không biết làm như thế nào cho hợp lý. Bản thân cũng rất sợ nếu quyết định sai lầm thì cả gia đình sẽ phải hối hận, tương lai con cái không biết đi về đâu.

Rất mong các bạn giúp đỡ. Xin chân thành cám ơn.

PV

Tags:
Chính quyền ông Biden phớt lờ đề nghị dỡ bỏ thuế áp lên Trung Quốc

Chính quyền ông Biden phớt lờ đề nghị dỡ bỏ thuế áp lên Trung Quốc

Bất chấp sức ép từ ngành công nghiệp, dường như chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ không dỡ bỏ các loại thuế chống Trung Quốc đã có từ thời ông Donald Trump.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất