Con đi học đâu phải đi làm bố ơi! – Tâm sự của du học sinh Việt khiến cộng đồng xôn xao
Bố: Khi nào thì gửi tiền về hả con?
11:30 06/04/2019
Bố: ừ, gửi tầm năm chục gì đó thôi không cần nhiều đâu
Con: bố ơi, con làm gì có nhiều như vậy. Con nhận lương 2 lần, 20 con nhận lương nhưng chỉ tầm 10 man, con chỉ gửi về được 5-6 man gì đó thôi, còn 4 man con để đóng tiền nhà. Lần nữa mà cuối tháng, tầm 30,31 con nhận, nhưng cũng chỉ tầm 10 man hoặc hơn một chút, mà mồng 2 tháng sau tức là sau khi nhận lương 2 ngày là con phải đóng học phí tròn 10 man rồi bố ạ.
Bố: Gì? 5-6 man à? *cười* 6 man à? Vậy bố tắt máy đây.
Ôi, đó là cuộc trò chuyện vừa xong của em với bố em luôn ạ. Khổ lắm, thật đấy, sang đây mang danh đi học nhưng mà luôn có suy nghĩ là đi kiếm tiền. Lần nào gọi điện về cũng nhìn con nhà người ta kiếm được ngần này ngần nọ, con khổ lắm. Ở bên này sống như chó, sáng chưa mở mắt đã chạy vội đi làm chưa kịp ăn sáng, gặm cái bánh mì cũng không có thời gian.
Đi làm rồi đạp như bay đến trường vì sợ muộn, học từ 10h sáng tới có khi tận 6h tối (nếu hôm nào học 5 tiết), về nhà ngủ được 3-4 tiếng rồi lọ mọ dậy đi làm đên từ 11h đến 5h sáng. Làm vậy mà nhiều khi nhìn cái bánh mì cũng tiếc tiền không dám mua, đến chỗ làm đói thì ăn vụng, mà có phải ăn vụng là ăn sướng đâu, đồ ăn khách ăn không hết đói quá còn cố ăn đó bố ơi. Con khổ lắm, ở nhà khổ con biết nên con cũng cố gắng lắm. Nhưng bố à, áp lực cho con quá.
Thật đấy ạ!
Mình viết stt này chỉ vì tủi thân sau khi bố mình tắt máy luôn nhưng không phải là chỉ trích bố mình mà chỉ là muốn được viết ra những gì trong lòng và giải toả một chút thôi. Ai cũng có những quan điểm và suy nghĩ riêng nên sau khi đọc cmt của một vài bạn thì mình thêm lời này vào để mong các bạn đừng ai dùng lời lẽ xúc phạm tới bố mẹ mình. Cảm ơn ạ!
Nhiều gia đình giàu vỡ mộng khi cho con du học Nhật
Cả tuần nay, vợ chồng anh Minh như ngồi trên đống lửa vì cô con gái 18 tuổi vừa đi du học Nhật gọi điện liên tục khóc lóc, đòi về.
Anh Minh (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, con gái lớn của anh học giỏi và quyết tâm du học, tự ôn luyện tiếng Nhật suốt mấy năm. Trước khi lên đường, cháu rất phấn khởi, còn dặn dò bố mẹ ở nhà không phải lo gì cho mình.
Vậy mà, chỉ một tuần sau, hôm nào cô bé cũng gọi điện về khóc, nói nhớ nhà, muốn quay lại Việt Nam. Em ở Osaka, con người ở đây rất hiếm giao tiếp và em thấy cô đơn. Qua đây em cũng quen một ít bạn bè nhưng họ đều đi làm cả, làm đến 3h sáng mới về, em không cần phải đi làm vì có tiền bố mẹ nhưng cả ngày không gặp được ai thấy buồn tủi.
“Vợ tôi như mất hồn, nhớ, thương con, lại lo cháu buồn quá, lỡ làm điều dại dột. Mà để con về thì coi như mất trắng bao tiền bạc, tâm huyết”, anh Minh kể. Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Hà Nội) cho biết, ông từng tiếp nhận tư vấn, trị liệu cho không ít trẻ bị trầm cảm phải về nước khi mới đi du học như thế này.
Và các gia đình ít có điều kiện kinh tế, việc lo cho con đi đôi khi là một sự đầu tư lớn tới nỗi họ không cho phép đường lui. Trường hợp của một cậu bé đi du học tại Tokyo mà ông từng tiếp nhận tư vấn là một điển hình.
Thấy con trai học giỏi xuất sắc, bố mẹ Trung ở Hà Đông, Hà Nội, vay tiền ngân hàng lo cho con sang Nhật du học lúc vì bên đó có người quen. Họ cũng kỳ vọng sau này con có thể đi làm thêm nên bố mẹ sẽ giảm được chi phí.
Thế nhưng mọi sự không như dự tính. Sang Nhật một thời gian ngắn, Trung hoang mang vì không hiểu người bản xứ nói và không theo kịp chương trình học, dù từng rất tự tin về tiếng Nhật. Em cũng rối khi quy đổi nhiệt độ hay tìm cách bắt tàu xe. Trung không kết bạn được với ai và nhớ nhà quay quắt, nhất là khi đông về tuyết rơi trắng xóa.
“Nếu đà này, em phải kéo dài thời gian học trong khi mỗi năm bố mẹ tốn tới 20.000 USD cho em. Nhưng nếu trở về, em sẽ ‘nhục’ với bạn bè và làm bố mẹ thất vọng”, Trung thổ lộ. Càng ngày, em càng hoảng loạn, còn bố mẹ thì liên tục thúc “con không được nản chí, phải cố lên”.
“Trường hợp này, nhà tâm lý cũng không giúp được bởi mọi quyết định còn liên quan tới điều kiện kinh tế cũng như kế hoạch riêng của gia đình em”, ông Chuẩn chia sẻ.
Như trường hợp một bạn gái ở Sài Gòn chẳng hạn. Cô bé vốn học rất giỏi và em tự tạo áp lực cho mình là phải luôn đạt điểm tốt ở trường mới. Tuy nhiên, môi trường học tập tại Nhật đòi hỏi phải sáng tạo, tư duy chứ không chỉ cần học thêm và học thuộc nhiều như ở Việt Nam. Không đạt được kết quả như ý, em buồn chán, buông xuôi và cuối cùng được gia đình đưa về nước.
Nhà tâm lý Phạm Đức Chuẩn cho biết, thường các bố mẹ cho con đi du học chỉ nghĩ tới lượt đi mà ít ai ngờ tới sự trả giá, đường về thế nào nếu con không theo được. Nhiều trẻ sau thời gian hoang mang, sợ hãi nơi xứ người không dám chia sẻ với bố mẹ, phải tìm cớ như ốm, bệnh… để được quay về.
Theo ông, để tránh rơi vào tình trạng “vỡ mộng” khi đi du học như trên, điều quan trọng nhất là cả bố mẹ lẫn trẻ cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên đường: Xác định rõ ràng mục tiêu đi để làm gì, xem trẻ có ý chí vững vàng, khả năng tự lập không. Cập nhật về chương trình học, cách thi ở trường mới, tìm hiểu kỹ lịch sử, văn hóa, lối sống của đất nước đó…
Nếu thấy con có vẻ buồn nản, muốn quay về, bố mẹ cần tăng thời gian nói chuyện với trẻ, tìm hiểu nguyên nhân, khó khăn, xem con muốn gì, từ đó liệu xem con có vượt qua được không và cách vượt qua như thế nào. Đừng bịt kín lối về của con.
Với kinh nghiệm từng đi du học nhiều năm, theo thạc sĩ Trương Phạm Hoài Chung, khi con ở phương xa, bố mẹ rất khó giúp đỡ vì việc liên lạc không thuận tiện do lệch giờ, khoảng cách xa. Khi đó, các bạn học sinh có thể đến các văn phòng tư vấn tâm lý miễn phí ở trường để được trợ giúp. Nhiều bạn trẻ không biết tận dụng điều này, khiến tình trạng ngày càng trầm trọng.
Ngoài ra, theo anh, ngay từ khi con ở nhà, bố mẹ cũng cần dạy con cách tìm sự giúp đỡ, đồng thời luôn duy trì mối quan hệ gần gũi, tin tưởng với con. Nhiều phụ huynh khi đã đẩy con đi là không còn duy trì liên lạc, không bắt kịp những thay đổi ở con, liên tục tạo áp lực nên khi trẻ gặp chuyện không hay thì chẳng dám chia sẻ với bố mẹ.
Nguồn: xaquehuong
Em gái nghệ sĩ Anh Vũ nói gì về chuyện nghệ sĩ Hồng Vân bị cho là tự ý đứng ra quyên góp
Em gái nghệ sĩ Anh Vũ cho biết từ khi anh trai qua đời chưa từng tiếp xúc với báo chí.