Công nghệ đã hủy hoại những cuộc hẹn hò của người trẻ tuổi như thế nào?
Theo nghiên cứu mới nhất, có tới 50 triệu người tại Mỹ sử dụng một hay nhiều dịch vụ hoặc ứng dụng hẹn hò như Tinder. Điều này cho thấy công nghệ đang dần thay đổi cách người trẻ hẹn hò theo chiều hướng tích cực và gây ảnh hưởng về tâm lý.
05:30 11/09/2018
Theo nghiên cứu mới nhất tại Mỹ, đang có ít nhất 40 triệu người sử dụng một hoặc nhiều hơn các dịch vụ hoặc ứng dụng hẹn hò trực truyến trong vòng 6 năm gần đây. Trong đó những người ở độ tuổi từ 18 đến 30 dành trung bình 10 giờ mỗi tuần để tán tỉnh thông qua profile và các nội dung cá nhân trên các trang web hẹn hò như Tinder, Bumble, Grindr.
Điều này chứng tỏ công nghệ đang dần thay đổi cách chúng ta hẹn hò, cũng như quan hệ và kết nối với nhau.
Thậm chí Jonathan Badeen - đồng sáng lập ra ứng dụng hẹn hò Tinder hot nhất hiện nay cho biết, trong vòng 1 ngày có khoảng 1,5 tỷ lượt truy cập ứng dụng trên toàn thế giới. Tính năng đơn giản như quét từ phải sang trái để tìm kiếm đối tác là hoàn toàn phù hợp với tâm lý người dùng muốn có được một mục tiêu hẹn hò ngắn hạn trên thị trường này. Thế nhưng, chính điều này cũng tạo ra sự phân hóa về tâm lý trong xã hội hiện nay.
David Buss, một nhà tâm lý học tiến hóa của Đại học Texas đã cho biết: "Chúng ta đang thay đổi cách hẹn hò theo từng nhóm nhỏ". Nếu như trước đây mỗi người chỉ gặp vài chục bạn tình tiềm năng trong suốt cuộc đời thì với việc hẹn hò qua Internet ngày càng phát triển như hiện nay, lựa chọn của con người ngày càng không giới hạn. Nhưng điều này cũng "kích hoạt tâm lý giao phối ngắn hạn khác hẳn với mục tiêu tiến tới mối quan hệ lâu dài như trước đây".
Hay nói cách khác các dịch vụ và ứng dụng hẹn hò trực tuyến đang khuyến khích văn hóa hookup - chấp nhận và khuyến khích các cuộc gặp gỡ tình dục như tình một đêm, mà không nhất thiết phải gắn kết tình cảm hay cam kết lâu dài.
"Văn hóa hookup không phải là bây giờ mới có nhưng kể từ khi xuất hiện hẹn hò trực tuyến đã trở thành vũ khí, khiến cho nền văn hóa này trở nên đa chiều và tiêu cực hơn". Mặc dù 80% trong số những người sử dụng ứng dụng đều cho biết hy vọng tìm được một đối tác lâu dài nhưng cuối cùng thay vào đó là những hành vi tiêu cực, dần phá hủy sự tốt đẹp của các mối quan hệ.
Các ứng dụng hẹn hò đánh lừa tâm lý người dùng để kiếm tiền
Trên thực tế các thiết kế từ ứng dụng hẹn hò đang đánh lừa não bộ của chúng ta thông qua một chương trình tính toán để đưa ra những "phần thưởng" không đoán trước được dành cho người dùng, nguyên tắc hoạt động như cỗ máy đánh bạc vậy.
Đồng sáng lập Badeen của Tinder cũng thừa nhận rằng "đã bổ sung các yếu tố mang lại cho bạn cảm giác như đang được nhận thưởng từ một trò chơi vậy. Đó là cảm giác vui mừng trong quá trình chờ đợi ứng dụng load để hiện ra những người mà bạn tìm kiếm hay khi đọc được profile của một ai đó, tín hiệu chung giữa 2 người sẽ tạo ra cảm giác được thỏa mãn".
"Hay cảm giác thoải mái khi bạn bắt đầu cuộc hội thoại bằng cách chủ động nhắn tin cho họ hay khi bạn kiểm tra tìm kiếm để chờ đợi may mắn đến với mình", Vin, một sinh viên đại học từ California giải thích.
"Nó giống như một chất gây nghiện adrenaline hay một trò game nhỏ", một sinh viên tên Kyle cho biết khi sử dụng Tinder.
Badeen cũng dựa trên những lý thuyết về hành vi con người để tạo ra "những phần thưởng không thể đoán trước trong ứng dụng và thúc đẩy người dùng tiếp tục sử dụng". Tinder được thiết kế để gây nghiện và thu hút bạn tiếp tục sử dụng nó chứ không đơn thuần là giúp bạn đáp ứng nhu cầu về tình yêu.
Thậm chí nhà sản xuất còn kiếm tiền bằng cách cung cấp các tính năng trả tiền cao cấp khác trên ứng dụng và người dùng vẫn sẵn sàng chi trả để được truy cập. Tìm kiếm đối tác lâu dài "có thể là những gì người dùng muốn nhưng đó không phải là mục tiêu của những nền tảng này".
Vào tháng trước công ty mẹ của ứng dụng Tinder cho biết đang trên đà kiếm được 800 triệu USD trong năm nay. Có nghĩa là trên lý thuyết các ứng dụng hẹn hò đáp ứng nhu cầu của người dùng nhưng thực tế thì chỉ lợi dùng tâm lý người dùng để kiếm tiền mà thôi.
Ứng dụng hẹn hò có thể tổn thương đến tâm lý người dùng
Theo thống kê thì nam giới có hứng thú với văn hóa hooking và các ứng dụng hẹn hò hơn phụ nữ nhưng thực ra một trong số những người sáng lập Tinder là nữ cho biết rằng muốn xây dựng trang web để phù hợp với nhu cầu xã hội của mình.
Một trong số ít người phụ nữ đồng sáng lập ra Tinder là Whitney Wolfe Herd, đã nói với về chiến lược ban đầu của công ty mình. Ứng dụng đã được Herd tới Đại học Southern Methodist lần đầu tiên vào năm 2012, với đối tượng tiếp cận ban đầu là phụ nữ. "Sau đó chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm với họ" và tất cả những cô gái này đều hứng thú với việc kết bạn qua Tinder.
Thế nhưng, chính những sự hứng thú từ 2 giới làm tăng khuôn mẫu mà 2 bên tự đặt ra khiến người dùng dễ rơi vào tâm lý thất vọng sau đó.
Ví dụ như về hình ảnh đại diện trong profile, đàn ông sẽ có xu hướng đăng những hình ảnh của mình đứng trên một ngọn núi hay ở phòng tập thể hình để chứng minh mình là người mạnh mẽ, khỏe mạnh.
Phụ nữ khi nhìn thấy những hình ảnh đó theo tâm lý một áp lực sẽ xuất hiện, khiến họ tự tạo ra một lớp vỏ trang điểm, quần áo, ngoại hình bắt mắt để có thể cân xứng với những người đàn ông như thế. Ngoài ra "hiệu ứng của các ứng dụng hẹn hò trên smartphone là khiến cho người dùng cảm thấy mình đang hẹn hò mọi lúc mọi nơi", nhà nghiên cứu Moira Weigel của đại học Havard cho biết.
Chúng ta đang dần quá quan tâm đến những gì thể hiện trên mạng xã hội, để khi bước vào mối quan hệ ở đời thực lại trở nên thất vọng với hình tượng của đối tác mà mình tự xây lên.
Ngoài ra việc quá chú tâm để quản lý một hình ảnh cá nhân trực tuyến có thể gây nên những căn bệnh về tâm lý và vô cùng tốn thời gian. Một nghiên cứu trong tháng 8 vừa qua từ Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật Mỹ, ghi nhận rằng nhu cầu sửa đổi diện mạo đối với các bé gái dưới 19 tuổi dần gia tăng.
Thậm chí, những bé gái này trong trung bình một năm có thể chụp 25.000 bức ảnh về bản thân mình. "Bây giờ mọi người hẹn hò chủ yếu dựa vào hình ảnh của mình, không chỉ trên ứng dụng hẹn hò mà còn nhiều nền tảng khác như Instagram và Snapchat". Những tổn thương về tình cảm cũng vì thế dễ dàng xảy ra hơn đối với sự tác động từ ngành công nghệ.
Bỏ học trung học, cô gái vẫn sở hữu startup công nghệ trị giá 3 tỷ USD
34 tuổi, bỏ học trung học, Cindy Mi đến từ Trung Quốc hiện là CEO của startup gọi được đầu tư 500 triệu USD với giá trị định giá hơn 3 tỷ USD.