Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam, người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng

Công Thị Nghĩa (hay Thu Trang) được biết đến là hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam. Danh hiệu Hoa hậu đã xô đẩy bà đến với những sóng gió lớn của cuộc đời. Thế nhưng bà đã kiên cường vượt qua, từ đó xây dựng cuộc sống mới đầy kiêu hãnh nơi trời Tây.

09:42 31/07/2023

Công Thị Nghĩa hay với cái tên quen thuộc hơn là Thu Trang, bà sinh năm 1932 tại Hà Nội. Học xong bậc tiểu học, bà Nghĩa theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã đam mê viết văn, viết báo, đặc biệt là nghiên cứu về sử học.

Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại , người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng - Hình 1

Năm 20 t.uổi, bà tham gia vào tổ chức Việt Minh, với nhiệm vụ là hoạt động điệp báo trong nội thành Sài Gòn. Vào tháng 7/1952, mật thám của Pháp bất ngờ phát hiện ra vai trò của bà trong tổ chức, bà bị bắt giam tại bót Catinat (nay là Sở Văn hóa Thể thaoDu Lịch TP HCM – đường Đồng Khởi, quận 1).

Thụ án ở bót này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám Lớn – Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TP HCM – đường Lý Tự Trọng, quận 1). Những ngày thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.

Ra tù, với vốn chữ nghĩa sẵn có, bà tham gia một khóa học ngắn và bắt đầu theo nghề ký giả, chuyên viết mảng văn hóa nghệ thuật. Bà lấy bút danh là Thu Trang – đây cũng là bút danh chính cho tất cả trang viết, nghiên cứu lịch sử của bà.

Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại , người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng - Hình 2

Năm 1955, trong dịp lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, chính quyền Ngô Đình Diệm phát thông tin sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu tại rạp Lido Chợ Lớn. Gần như tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam xuất hiện tại cuộc thi này. Trước đó, chưa hề có cuộc thi người đẹp nào mang tên thi hoa hậu tại Việt Nam – đây có thể được xem là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở nước ta.

Thành phần ban giám khảo của cuộc thi này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã khuyên bà “Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này”. Nghe rủ rê, bà đăng ký tham gia với mục đích ban đầu là… để vui.

Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc, bà Thu Trang xuất sắc đăng quang ngôi vị Hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về cô Nguyễn Thị Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là cô Ngô Yên Thu, người Cần Thơ.

Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại , người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng - Hình 3

Sau khi đạt được danh hiệu cao quý, bà được mời làm diễn viên trong nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó. Năm 1956, bà đảm nhiệm các vai diễn trong nhiều bộ phim, như Chúng tôi muốn sống (đạo diễn Vĩnh Noãn), Lục Vân Tiên (đạo diễn Tống Ngọc Hạp)…

Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật để làm hậu kỳ. Cũng tại đây, hai người phát sinh tình cảm với nhau. Sau đó bà có thai.

Trong cuốn hồi ký, bà thổ lộ khá chi tiết về mối tình không lối thoát này, bà viết: “Tới t.uổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị đưa vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh… Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo.

Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy”.

Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại , người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng - Hình 4

Trở về Việt Nam vào mùa thu 1957, bà bị sốc nặng, vì đón mình ở sân bay là một đám đông cuồng nộ trong khi bà đã gần đến ngày sinh nở. Đơn giản, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con nên tất nhiên không có đám cưới nào diễn ra.

Mặc cho điều đó, bà quyết định làm mẹ đơn thân, đặt tên con trai theo họ cha – Tống Ngọc Vân Tiên để kỷ niệm tình yêu đầu đầy bi kịch của mình và đến nay cũng chưa bao giờ buông lời trách móc hay đòi hỏi trách nhiệm gì từ đạo diễn Hạp.

Dù lâm vào tình cảnh “không chồng mà chửa”, bị người hâm mộ quay lưng nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà xoay chuyển. Có chuyện đồn rằng, nhà thơ Bùi Giáng rất si mê bà.

Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng trong bài thơ Mắt buồn là: “Còn hai con mắt, khóc người một con” là viết về Công Thị Nghĩa. “Khóc người một con”, tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con, chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu.

Thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà, có bài công bố, có bài không. Trong tập “Mưa nguồn” của thi sĩ Bùi Giáng, in năm 1962, ông có viết tặng bà như sau: “Không biết nữa trời tròn hay méo/ Chỉ hôm nay là nhan sắc hôm nay/ Anh ngó lên trời mây gió gửi nhau bay/ Trời bên kia/ Nhan sắc ở bên này”.

Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại , người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng - Hình 5

Bà viết trong hồi ký của mình về Bùi Giáng vào một ngày mưa đến thăm bà, khi thi sĩ biết bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ lớn, ông biết bà đi là không trở lại. Bà viết: “Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!”.

Với đạo luật 10/59, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu quá trình xét lại tội danh với tất cả người từng tham gia cách mạng. Nhiều người từng hoạt động chung khuyên bà nên rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt để tránh sự trả thù. Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước này.

Công Thị Nghĩa: Hoa hậu đầu tiên tại , người trong mộng của nhà thơ Bùi Giáng - Hình 6

Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào. Thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời con gái là viết và nghiên cứu lịch sử. Năm 1978, bà bảo vệ thành công đề tài “Những hoạt động của Phan Châu Trinh” và trở thành tiến sĩ sử học tại ĐH Paris VII. Bà còn viết nhiều sách nghiên cứu về quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng khác. Nghiên cứu của bà được in thành sách và được dịch ra tiếng Việt.

Ở t.uổi xế chiều, bà được mời thỉnh giảng tại nhiều trường đại học Việt Nam. Vì nhiều lý do, bà ít khi tiết lộ mình là Hoa hậu Thu Trang – Công Thị Nghĩa. Đồng nghiệp, sinh viên phần lớn chỉ biết bà như một vị tiến sĩ ở Pháp. Bà đã kết hôn với một bác sĩ nha khoa người Pháp tên Marcel Gaspard và sống hạnh phúc, bình yên.

Tags:
Nuôi con ở Tây rồi đưa con về Việt Nam? Nên hay không?

Nuôi con ở Tây rồi đưa con về Việt Nam? Nên hay không?

Nhiều cha mẹ Việt có con tại Úc và đã có quốc tịch, nhưng vì một vài lý do nên quyết định đưa con về Việt Nam sinh sống vài năm. Một số người muốn cháu gần gũ i ông bà, học thêm tiếng Việt, hoặc muốn chăm sóc cha mẹ già yếu ở Việt Nam. Một số phụ huynh cần đến sự phụ giúp của ông bà để nuôi dạy cháu, hoặc có một cơ hội kinh doanh ở Việt Nam. Một mẹ Việt chia sẻ với chúng tôi kinh nghiệm đưa con về Việt Nam…

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất