COVID-19: Du học sinh Việt Nam ở Mỹ trước câu hỏi nên về hay ở lại?

Vietnam+ giới thiệu chia sẻ của đại diện du học về việc du học sinh Việt Nam ở Mỹ ai nên về, ai nên ở lại lấy “bất biến ứng vạn biến”, cẩm nang 7 điều cần làm khi về nước thời điểm dịch COVID-19.

08:00 28/07/2021

Theo thông báo mới nhất, con số mắc COVID-19 ở Mỹ đã lên đến gần 4.736 ca với 93 trường hợp qua đời. Tối 16/3 (giờ Mỹ), San Francisco bắt đầu thực hiện giới nghiêm, Los Angeles có khả năng sẽ là thành phố thứ 4 thực hiện lệnh này trong nỗ lực của chính phủ chống lại dịch COVID-19

Trước tình hình này, rất nhiều ý kiến, lo ngại và mong muốn các con em là du học sinh và sinh viên tại Mỹ quay trở về nước.

[Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 với khách từ châu Âu, Mỹ ngay tại sân bay]

VietnamPlus xin chia sẻ những tư vấn từ chị Đoàn Cẩm Tú, đại diện trường tư thục Fairmont (Mỹ), về vấn đề này.

Theo đó, chị Tú đã khuyến cáo: Mọi quyết định cần được các phụ huynh và học sinh cân nhắc những yếu tố cá nhân, gia đình, cộng đồng và thế giới nghiêm túc khi đưa ra kết luận và quyết định cho hành động của mình.

Khi nào nên về?

Theo chị Tú, các lý do để học sinh cân nhắc về là:

1. Các bạn học sinh có tiểu sử bệnh lý (bệnh nền) qua đó có nguy cơ cao dẫn đến suy hô hấp nặng khi nhiễm virus SASR-CoV2 là đối tượng cần cân nhắc để về. Đánh giá của chị Tú là “Theo thông số hiện tại thì Việt Nam đang xử lý rất tốt quá trình cách ly và điều trị, số ca nhiễm ít, thời tiết thuận lợi. Vậy nên, chữa bệnh tại nước nhà nếu có bệnh là một phương án tốt. Cá nhân các bạn xa nhà khi về gần sẽ có tinh thần tốt hơn và điều này rất tốt cho tâm lý của các bạn nếu phải cách ly hoặc điều trị .

2. Gia đình các bạn sẽ yên tâm hơn khi các bạn ở gần. Tâm lý của các bậc phụ huynh sẽ ổn định và tránh được việc tạo sức ép hay hoảng loạn không cần thiết khi con em ở xa nhà (Số này thường rơi vào những gia đình có phụ huynh tuổi trên trung niên).Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ vì nguy cơ lây lan cao hơn nếu các học sinh vừa từ môi trường dịch bệnh hoặc trên các chặng bay vừa về.

3. Cộng đồng học sinh tại Mỹ ở những bang như Cali, New York hay Washington là những nơi có số ca nhiễm bệnh rất cao, đồng nghĩa với khả năng bùng dịch và khủng hoảng cộng đồng cao.

Học sinh và sinh viên quốc tế phải chi trả chi phí ăn ở lớn và sẽ không được ưu tiên như công dân Mỹ trong trường hợp khẩn cấp (lứa tuổi trẻ, tài chính hoặc bảo hiểm đầy đủ, và quốc tịch là những yếu tố quan trọng). Vậy nên, các bạn học sinh tại đây có thể cân nhắc việc về nước khi có thể (sức khỏe tốt, cơ hội lây nhiễm và tiếp xúc với người lây nhiễm không có, xác suất thấp trong việc ảnh hưởng tới cộng đồng tại Việt Nam).

COVID-19:  sinh  ở Mỹ trước câu hỏi nên về hay ở lại? - Ảnh 1.

Học sinh tại trường Tư thục Fairmonts (Anaheim, California, Mỹ)

Đối với đại dịch như hiện tại, tất cả các phân tích đều không có sự tuyệt đối nên các bạn đề cao ý thức cộng đồng để có thể đưa ra quyết định tốt và cần tư duy, phân tích bằng ‘cái đầu lạnh.’

4. Hệ lụy của đại dịch toàn cầu dẫn đến những biến cố phức tạp, bất ổn hơn trong môi trường hoàn cảnh, những vấn đề như phân biệt chủng tộc và kỳ thị là những vấn đề muôn đời chưa thể thay đổi một sớm một chiều đặc biệt là sẽ phát triển hơn khi có đại dịch. Vì vậy, đừng để những suy nghĩ đó ảnh hưởng đến nhân cách và các quyết định phải đưa ra.

Khi nào không nên về?

Nếu sau khi phân tích các yếu tố cần thiết và xác suất nhiễm bệnh, mang bệnh và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thấp, các du học sinh nên ở lại vì xác suất nhiễm bệnh khi di chuyển là lớn hơn nhiều.

Ở đây, phương châm “lấy bất biến ứng vạn biến” là thích hợp trong bối cảnh Mỹ đã công bố báo động quốc gia.

COVID-19:  sinh  ở Mỹ trước câu hỏi nên về hay ở lại? - Ảnh 2.

Máy bay vận chuyển hành khách từ châu Âu về tới Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). (Ảnh: TTXVN phát)

Nếu về thì cần làm gì?

Các bạn nên lựa chọn những đường bay an toàn hơn. Tránh những đường bay dài và phải quá cảnh tại những đất nước con số nhiễm bệnh cao. Nên chọn Vietnam Airlines và tham khảo kỹ thông tin chính thống của Hải quan Việt Nam, Hàng không Việt Nam cho các đường bay tốt nhất và không bị hạn chế nhập cảnh.

Cẩm nang 7 việc cần làm khi về

1. Trả phòng tại ký túc xá, nhà thuê cho nhà trường hoặc gia đình bản xứ. Thu dọn toàn bộ đồ đạc mang về hoặc lưu trữ trong thùng tại kho hoặc nơi quen biết. Tránh làm phiền đến người khác dọn hộ nếu về sau không sang kịp để dọn đồ khi hết hạn thuê.

2. Nhờ người quen đưa ra sân bay hoặc các dịch vụ đi xe riêng. Tránh sử dụng dịch vụ xe chung hoặc giao thông công cộng.

3. Mang theo 1 chút tiền mặt trong người và kiểm tra các giấy tờ quan trọng.

4. Đối với các bạn bị dị ứng hoặc cảm cúm thông thường thì nên uống thuốc trước khi đi. Tránh để người khác nhầm tưởng các biểu hiện đó với người mắc corona virus (kiến thức để phân biệt được sự khác nhau của các bệnh này chưa quá phổ biến và nhiều người sẽ bị hoảng loạn, sợ hãi và kích động khi bị nhầm tưởng). Điều này có thể gây ra nguy hiểm cho cá nhân các bạn khi di chuyển.

5. Mang theo khẩu trang, nước muối sinh lý để súc miệng và rửa mũi, nước rửa tay khô, xà bông rửa tay và nước tắm.

Đặc biệt các giấy lau diệt khuẩn như WetOnes và giấy khô. Mỗi 1 chặng bay các bạn đem theo 1 cái ga giường (fitted) size twin có %cotton thấp, vừa rẻ vừa tốt hơn và quần áo thay đổi.

Sử dụng khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa mũi và họng khi ở trên máy để tránh vô tình lây nhiễm. Dùng rửa tay khô sau bất kỳ khi nào chạm lên 1 bề mặt nhất định. Sau mỗi chặng các bạn nên tắm nước nóng và thay quần áo. Để quần áo bẩn vảo túi nylon sau đó rửa lại tay.

Khi lên máy bay các bạn nên dùng ga giường phủ lên ghế ngồi. Phần lớn các chặng bay vắng nên các bạn phủ luôn lên ghế bên cạnh nếu có thể. Các bạn gói ga giường vào túi nylon để về giặt hoặc có thể vứt đi. Giá của 1 đến 2 chiếc ga không quá cao nên các bạn không nên mang về vì xác suất có mầm bệnh tương đối cao.

6. Theo dõi môi trường xung quanh bạn khi bay. Mua wifi trên máy bay để cập nhật thông tin với gia đình. Không khai báo y tế online trước khi đến chặng bay cuối cùng vì có thể môi trường bay của các bạn thay đổi (ngồi gần người có triệu chứng, hay bạn xuất hiện triệu trứng).

Cập nhật chi tiết và đầy đủ khi khai báo, những bạn bị dị ứng lâu năm cũng khai báo và cung cấp tên thuốc khi cần thiết. Điều này giúp các bạn được chăm sóc đúng lúc đúng cách, tránh lây nhiễm rộng nếu có và tránh cách ly khi không cần thiết gây đến tình trạng quá tải cho chính quyền.

7. Khi về hạn chế người ra đón, tránh tiếp xúc với người xung quanh và tự cách ly 14 ngày (nếu bạn không trong diện cách ly tập trung).

Nên nhớ, nếu kể cả các bạn không bị lây nhiễm nhưng trong 14 ngày có một ca F1 trên chuyến bay của các bạn thì bạn sẽ trở thành F2 và gia đình và những người tiếp xúc là F3.

Vậy nên hãy có ý thức giảm tối đa F3 để an toàn cho gia đình và xã hội, giảm sự quá tải cho đất nước khi đang gồng mình lên để chiến đấu với dịch bệnh. Sau 14 ngày bạn có thể sinh hoạt bình thường theo khuyến cáo của gia đình và cộng đồng.

Những gia đình có ông bà hoặc cháu nhỏ nên cách ly tại môi trường riêng, nếu không may có trở thành F2 và F3 thì sẽ không bị ảnh hưởng đến những độ tuổi này.

Kết luận: Về hay ở là do bạn quyết định nhưng hãy vì gia đình, cộng đồng, đất nước Việt Nam xinh đẹp để đưa đến quyết định sáng suốt nhé! Việt Nam cố lên!

Theo Vietnam Plus

Tags:
Trào lưu mặc hở sau đại dịch

Trào lưu mặc hở sau đại dịch

Để lộ đồ lót khi ra đường vốn bị coi là điều xấu hổ nhưng nay lại trở thành cách thể hiện sự giải phóng bản thân.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất