Cùng nhìn lại một kỳ tích của ngành hàng không: Kính chắn gió bay mất, cơ trưởng phút chốc bị cuốn ra ngoài cửa sổ, cơ phó dũng cảm đã cứu toàn bộ 81 hành khách

81 hành khách trải qua chuyến bay khủng khiếp nhất, máy bay ở độ cao trên 5.000m bỗng xuất hiện hiện tượng khác thường.

12:00 10/09/2018

Ngày 10 tháng 6 năm 1990, chuyến bay thứ 5390 của hãng hàng không Anh (British Airline) bay từ Birmingham đến Tây Ban Nha.

Ban đầu đây vốn là chuyến du lịch vui vẻ, 81 hành khách đang trò chuyện hay đang ngủ, chẳng ai ngờ được sự cố khủng khiếp đang chờ họ ngay sau đó.

Sau nửa tiếng máy bay cất cánh, cơ trưởng Lancaster bỗng phát hiện khoang máy bay rung lắc không ngừng, mà nguyên nhân gây rung lắc chính là kính chắn gió. Khi cơ trưởng còn chưa hiểu tại sao lại như vậy thì kính chắn gió đã bay khỏi vị trí của nó. Áp lực cực lớn suýt chút nữa khiến không khí trong máy bay bị hút hết ra ngoài.

Lúc ấy, cơ trưởng Lancaster, 42 tuổi, gần như bị hút hết cả người ra ngoài, theo New York Times,

Cửa sổ buồng lái bị thổi bay do lắp sai sau khi bộ phận bảo dưỡng dùng nhầm vít. Tình huống khó tin này xảy ra khi máy bay đang ở độ cao hơn 5.000m. Một tiếp viên trên chuyến bay tên là Nigel Ogden đã nhanh trí tóm lấy thắt lưng, ôm chặt chân của cơ trưởng, trong khi móc chân mình vào một chiếc ghế để không bị hút theo ra ngoài.

Do kính chắn gió bị thổi bay, cửa sổ giữa buồng lái và phần còn lại của máy bay cũng bay mất. Simon Roger, một tiếp viên khác cũng lao tới để giữ cơ trưởng Lancaster. Tính đến lúc này, có 2 người giữ cơ trưởng trong tình trạng nửa trong nửa ngoài máy bay khi nhiệt độ ở bên ngoài là -17 độ.

Vì có một lỗ thủng trên máy bay nên tình trạng giảm áp diễn ra nhanh chóng. Một số hành khách còn bình tĩnh đã mau chóng trấn an những người còn lại. Mọi người đều rất lo lắng, tuy nhiên cơ phó cho biết, không thể từ bỏ cơ trưởng! Nếu buông tay, cơ trưởng bay ra ngoài sẽ bị va đập vào cánh máy bay hoặc động cơ, máy bay sẽ mất đi tính cơ động. Hơn nữa họ cũng không thể dễ dàng từ bỏ một sinh mệnh như vậy.

Trong cảnh hoảng loạn, cơ phó Alistair Atcheson đã chụp mặt nạ khí và chịu trách nhiệm về sinh mạng của 81 người trên máy bay. Atcheson yêu cầu hành khách thắt chặt đai an toàn và chuẩn bị hạ cánh khẩn cấp. Cơ phó phải khó khăn lắm mới liên lạc được với đài quan sát trên mặt đất.

Người trên đài quan sát cho biết, có thể hạ cánh gần sân bay Southampton. Tuy nhiên máy bay cần đường bay 25.000 feet (7,6 km) mới có thể hạ cánh an toàn, mà đường băng của sân bay Southampton chỉ có 18.000 feet (5,5 km). Như vậy nghĩa là chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là đánh cược dừng tại sân bay Southampton, hoặc là tiếp tục bay một quãng xa tới sân bay Málaga (Tây Ban Nha).

Hai lựa chọn này đều phải đem tính mạng ra đánh cược, nếu bay đến sân bay Málaga thì chẳng khác gì đem tính mạng hành khách ra làm trò đùa. Máy bay đã trên đà suy yếu, nếu không duy trì được thì sẽ rơi giữa đường, còn nếu dừng ở sân bay Southampton nếu xảy ra chút sai sót, tất cả các hành khách cũng sẽ mất mạng trong phút chốc.

Cơ phó Atcheson đã đưa ra quyết định: hạ cánh gần sân bay Southampton.

Cơ phó phải bắt đầu lần hạ cánh một mình đầu tiên khó khăn và căng thẳng nhất trong cuộc đời. Tuy nhiên thật may mắn, trong 35 phút giây sinh tử, cơ phó đã hạ cánh an toàn. Cảm giác của anh lúc ấy thật kinh khủng, vừa căng thẳng vừa bất lực vừa lưỡng lự. Nhưng chính sự dũng cảm thông minh của cơ phó đã làm thay đổi tình hình.

Cơ trưởng Lancaster bị bay khỏi cửa sổ máy bay ở nhiệt độ âm 17°C, bị gió tạt hơn 500 km rồi bị va đập vào máy bay mà vẫn sống sót. 5 tháng sau, cơ trưởng đã quay trở lại và tiếp tục sự nghiệp bay. Thật là một kỳ tích của ngành hàng không.

Bích Phượng (TH)

Tags:
Gió tuyết khiến 81 chiếc xe đụng nhau trên xa lộ Ohio

Gió tuyết khiến 81 chiếc xe đụng nhau trên xa lộ Ohio

Giới hữu trách cho hay gió lốc thổi tuyết bay mù mịt vào lúc chiều tối ngày Thứ Ba trên xa lộ liên bang I-71 ở vùng Trung tiểu bang Ohio, khiến người lái không nhìn thấy đường, làm 81 chiếc xe đụng vào nhau, nhưng may mắn không ai bị thương tích gì trầm trọng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất