Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Cuộc biểu tình ôn hòa phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc kéo dài đến đêm 9/6 và đụng độ nổ ra khi cảnh sát can thiệp.

00:00 11/06/2019

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kongdự luật cho phép dẫn độ tội phạm bị truy nã đến bất kỳ khu vực tài phán nào mà đặc khu chưa có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục.</p> <p> Giới chức Hong Kong huy động hơn 2.000 cảnh sát để đối phó với cuộc biểu tình mà họ ước tính có khoảng 240.000 người tham gia, trong khi ban tổ chức biểu tình cho rằng hơn một triệu người đã xuống đường tuần hành.</p>" />

Người dân Hong Kong sáng 9/6 đổ xuống các con phố ở trung tâm thành phố để phản đối dự luật cho phép dẫn độ tội phạm bị truy nã đến bất kỳ khu vực tài phán nào mà đặc khu chưa có hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục.

Giới chức Hong Kong huy động hơn 2.000 cảnh sát để đối phó với cuộc biểu tình mà họ ước tính có khoảng 240.000 người tham gia, trong khi ban tổ chức biểu tình cho rằng hơn một triệu người đã xuống đường tuần hành.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Sinh viên quấn dây xích vào tay, biểu tình ngoài Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hong Kong để phản đối dự luật. Nhiều người Hong Kong lo ngại về dự luật bởi họ nghi ngờ về tính công bằng và minh bạch của hệ thống tòa án Trung Quốc.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Người biểu tình làm dấu gạch chéo, hô vang "không dẫn độ" phản đối dự luật. Dự luật sẽ được bỏ phiếu vào ngày 12/6 và những người biểu tình gọi đây là cuộc đấu tranh cuối cùng. Đây cũng được xem là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi đặc khu này được trao trả cho Trung Quốc năm 1997.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Người biểu tình giơ tấm biển có dòng chữ "Không dẫn độ" ngồi biểu tình trên đường phố dưới cái nóng 32 độ C. Phe đối lập phản đối dự luật dẫn độ bao gồm nhiều thành phần, từ các doanh nhân, luật sư tới sinh viên, những tiếng nói nổi tiếng ủng hộ dân chủ và các nhóm tôn giáo.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Đám đông biểu tình tuần hành qua các quận trung tâm thương mại và dân cư đông đúc Causeway Bay và Wanchai rồi dừng bên ngoài trụ sở cơ quan lập pháp Hong Kong. Đến chiều tối, hàng trăm nghìn người vẫn tụ tập phản đối dự luật. 

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Một người biểu tình giơ ảnh trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) bên ngoài trụ sở cơ quan lập pháp hôm 9/6. 

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Đụng độ bắt đầu nổ ra vào rạng sáng 10/6 khi cảnh sát tới giải tán những nhóm biểu tình nhỏ vì thời gian cho phép biểu tình đã hết hiệu lực.

Hàng trăm người biểu tình, trong đó nhiều người mang khẩu trang, lao về phía cảnh sát nhằm phá vỡ rào chắn kim loại để xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hong Kong.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Một cảnh sát xịt hơi cay trong cuộc đụng độ tại trụ sở cơ quan lập pháp Hong Kong vào sáng sớm 10/6, sau khi người biểu tình ném chai lọ và dùng rào chắn để tấn công cảnh sát.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Một người biểu tình được băng bó vết thương trên đầu sau bị bắt trong cuộc đụng độ với cảnh sát rạng sáng 10/6.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Cảnh sát và người biểu tình giằng co trong cuộc đụng độ kéo dài khoảng 30 phút sáng sớm 10/6. Cảnh sát chống bạo động sau đó được triển khai và kiểm soát phần lớn hoặc giải tán người biểu tình ở Hội đồng Lập pháp. Họ cũng liên tục cảnh báo những người biểu tình nên rời đi.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Cảnh sát chống bạo động hét lên ngăn cản người biểu tình tiến vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Đến 2h, cảnh sát giải tán những người biểu tình cuối cùng trên đường phố.

Cảnh sát trưởng Stephen Lo Wai-chung lên án những người biểu tình bạo lực, cho rằng họ đã phá vỡ truyền thống biểu tình ôn hòa và thề rằng cảnh sát sẽ truy bắt tất cả những người đã tham gia.

Cuộc biểu tình phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc của người Hong Kong

Một người bị thương sau cuộc đụng độ với cảnh sát được đưa đi cấp cứu vào rạng sáng 10/6. Lãnh đạo phong trào biểu tình đe dọa sẽ tiếp tục hành động nếu chính quyền không lắng nghe nguyện vọng của họ.

Cảnh sát Hong Kong đụng độ người biểu tình trước trụ sở cơ quan lập pháp. Video: Reuters.

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Dư luận viên Trung Quốc: ‘Chống Mỹ là công việc, định cư ở Mỹ là cuộc sống’

Dư luận viên Trung Quốc: ‘Chống Mỹ là công việc, định cư ở Mỹ là cuộc sống’

Gần đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu người xin thị thực vào nước này phải khai báo tài khoản mạng xã hội. Và kết quả thật bất ngờ khi chỉ trong vài ngày, số người nói xấu Hoa Kỳ ở các trang mạng Trung Quốc đột nhiên giảm mạnh. Biệt đội “5 hào” hay “ngũ mao”, “hồng vệ quân” (tức dư luận viên) đã biến mất với số lượng lớn. Dân mạng Trung Quốc gửi lời cảm ơn Tổng thống Trump vì đã giúp làm sạch các mạng trong nước.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất