Cuộc chiến chống lại nạn nô lệ thời hiện đại tại “đáy địa ngục” trong lòng nước Mỹ
Trong một xã hội mà người ta luôn thao thao bất tuyệt về quyền con người, quyền bình đẳng, đâu đó trên những trái cà chua chín mọng của nước Mỹ, mồ hôi và cả máu vẫn rơi.
00:56 05/06/2017
Dưới sức nóng của miền Nam Florida, Alejandrina Carrera - người nông dân trồng cà chua làm việc trong trang phục chống nắng che phủ từ đầu đến chân, thứ duy nhất cô để lộ là đôi mắt mỏi mệt. Thật may mắn khi giờ đây mối lo ngại duy nhất của cô chỉ dừng lại ở cái nóng khắc nghiệt của vùng đất này.
Nhập cư từ Mexico đến Mỹ khi tuổi đời mới tròn 14, cũng như bao người nông dân ôm mộng đổi đời, Carrera đã đứng trước muôn vàn khó khăn. Và ngày hôm nay, 20 năm sau khi bươn chải một mình ở nơi đất khách quê người, cô ngồi lại và chia sẻ câu chuyện đời mình, hay cũng chính là câu chuyện của những “nô lệ thời hiện đại” trên mảnh đất được mệnh danh là “tận cùng của nỗi khổ” - Immokalee, Florida.
"Khi đó tôi còn quá nhỏ, tôi không có bố hay mẹ hay bất kì ai thân thích cả" cô chia sẻ.
Thật may mắn khi giờ đây mối lo ngại duy nhất của Carrera chỉ dừng lại ở cái nóng khắc nghiệt của vùng đất này.
14 tuổi một mình ở một đất nước xa lạ, Carrera may mắn được nhận vào làm việc ở một trang trại. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang khi cô bị chính người quản đốc lợi dụng tình dục. Anh ta hứa với cô ấy một công việc nhẹ nhàng hơn. Rằng cô sẽ được làm việc nhẹ trong nhà kho thay vì quần quật ngoài trời. Nhưng ngay khi cô yên vị trên chiếc xe tải, hắn liền lái xe đến một khu đất xa xôi và cố ép buộc cô quan hệ tình dục với hắn ta.
Bây giờ khi ở độ tuổi 35, Carrera không khỏi xúc động khi nhớ lại rằng nếu không được một người nông dân giải cứu kịp thời, có lẽ số phận cô còn bi thảm hơn nữa.
Một sự thật khốc liệt rằng những biện pháp chống lại tình trạng lạm dụng lao động này đối với lao động nhập cư ở Hoa Kỳ hầu như không tồn tại trong những năm 1990.
"Không ai trong số chúng tôi biết gì về quyền lợi của chính mình", Carrera nói. "Chúng tôi không biết gì về quyền của người lao động. Tất cả những gì chúng tôi biết là nghe theo lời bọn họ là sẽ được no bữa".
Liên hiệp công nhân Immokalee
Vào năm 1993, một nhóm các nhà hoạt động người Mỹ và nông dân di cư đã quyết định rằng vấn nạn này cần được loại bỏ. Cùng nhau, họ thành lập Liên minh Công nhân Immokalee (CIW), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở địa phương nhằm cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc của những người nông dân di cư.
Tổ chức được đặt tên theo tên của thị trấn di cư Immokalee, Florida, nơi cung cấp 90% sản lượng cà chua cho toàn nước Mỹ. Immokalee cũng được biết đến như là “địa ngục trần gian” vì chế độ nô lệ hiện đại hà khắc.
Đồng sáng lập CIW Laura Germino đã có những chia sẻ về con đường phát triển thành công tổ chức theo hướng chống nô lệ: "Chúng tôi bắt gặp những trường hợp éo le mà người lao động không được thể hiện tiếng nói của chính mình, nhưng họ cũng không thể dứt áo ra đi".
Một trong số hàng ngàn những chiếc xe tải chở cà chua từ Immokalee, Florida.
Ngay sau khi phát hiện ra trường hợp bạo hành lao động đầu tiên, tổ chức đã truy tố trong một vụ kiện liên bang gọi là Hoa Kỳ vs Flores, trả lại quyền lao động chính đáng cho nông dân.
Germino chia sẻ: "Trong vụ đó, chúng tôi phát hiện ra một số lượng lớn những người công nhân đang bị giam giữ bởi những tay súng có trang bị có vũ trang, súng ngắn. Thậm chí một số người dân còn bị chúng bị tấn công tình dục. Con số những công nhân bị giam giữ lên tới 500 người”.
Germino nói rằng đối mặt với vụ việc này, cô và các đồng nghiệp của mình chỉ nghĩ đây là một trường hợp hãn hữu. Xong thực tế cho thấy cô đã nhầm…
"Liền sau đó chúng tôi đã không chỉ một mà hai ba trường hợp bạo hành lao động tương tự. Đường dây buôn bán lao động cũng từ đây mà ra!"
Kể từ trường hợp đầu tiên, tổ chức CIW đã phát hiện và hỗ trợ chính phủ Mỹ truy tố thành công 8 trường hợp bạo hành lao động ở các trang trại tại Florida. Chi tiết về các vụ việc này được tổ chức trình bày trong một bảo tàng di động sử dụng để tuyên truyền cho mọi người về vấn đề quyền lợi lao động.
Chương trình nông nghiệp công bằng (Fair Food Program)
Ngày nay, sứ mệnh chống nô lệ của tổ chức CIW không còn được theo đuổi. Thay vào đó, tổ chức nhắm đến nơi từng là nguồn gốc chính của nạn bạo hành lao động. Hành động này được thực hiện qua một sáng kiến gọi là Chương trình nông nghiệp công bằng (Fair Food Program).
Theo lịch định kì, tổ chức CIW cử các chuyên gia đến và tổ chức các buổi giáo dục kiến thức lao động căn bản cho tất cả công nhân. Những người tham gia vào chương trình này bao gồm 90% công nhân trồng cà chua ở Florida. Họ sẽ nhận được những cuốn sách nhỏ phác thảo các quyền lợi lao động của chính mình và được cung cấp đường dây nóng để liên lạc ngay khi phát hiện các trường hợp bạo hành lao động.
Những người nông dân được tổ chức CIW kiểm tra thường xuyên với vai trò của bên thứ ba về công việc tại trang trại. Trong mỗi chuyến viếng thăm, một nhóm kiểm toán viên được bố trí để nói chuyện kín đáo với ít nhất 50% người lao động để đảm bảo quyền lợi lao động của họ đang được tôn trọng.
Chương trình lương thực công bằng hoạt động ở các bang Florida, Georgia, South Carolina, North Carolina, Maryland, Virginia và New Jersey.
Hội đồng tiêu chuẩn của chương trình nông nghiệp công bằng, đơn vị kiểm soát các cuộc kiểm toán được điều hành bởi bà Laura Safer Espinoza - viên cựu Tư pháp Tối cao tại bang New York. Hiện bà đang nghỉ hưu ở Florida. Bà chia sẻ: “Nơi mà trước đây vẫn được mệnh danh là trung tâm của nạn bạo hành lao động, nơi chế độ nô lệ hiện đại đã từng thực sự diễn ra đã biến mất, thay vào đó là môi trường làm việc tốt nhất của nền nông nghiệp Mỹ"
Thẩm phán Laura là cái tên mà mọi người yêu mến dành cho bà. Bà khẳng định rằng tổ chức này vận động thành công vì nó được tạo ra để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp cần được bảo vệ nhất.
Chương trình cũng bao gồm các hình phạt đánh vào yếu tố kinh tế dành cho các trang trại nếu xuất hiện những vi phạm. Bà Laura giải thích: "Nếu một người nông dân không tuân thủ quy tắc của Hội đồng tiêu chuẩn chương trình hội chợ thực phẩm, họ sẽ bị đình chỉ lao động và không thể bán sản phẩm nông nghiệp của mình cho 14 doanh nghiệp thu mua chính. Và chúng tôi cam kết là con số 14 chưa phải là con số cuối cùng.”
Những doanh nghiệp thu mua chính này bao gồm nhiều nhà hàng thức ăn nhanh và cửa hàng tạp hóa tầm cỡ, bao gồm McDonalds, Taco Bell, Whole Foods Market và Walmart. Là một phần của thỏa thuận, những doanh nghiệp trên đều cam kết chỉ mua cà chua từ các trang trại tuân thủ quy định của Chương trình lương thực công bằng.
Những doanh nghiệp cũng đồng ý chi trả một xu cho mỗi pound cà chua, số tiền này được chuyển trực tiếp cho những người nông dân như là một khoản tiền thưởng trợ cấp. Trong một số trường hợp, khoản tiền này hỗ trợ rất lớn cho đồng lương eo hẹp của những người công nhân.
Bản thân Alejandrina Carrera rất biết ơn về số tiền trợ cấp này, nhưng hơn hết, cô lấy làm rất biết ơn về sự can thiệp kịp thời của tổ chức để bảo vệ quyền lợi của những số phận nhỏ bé như bản thân cô. Cô chia sẻ: "Không còn cảnh bị quấy rầy, bị xúc phạm, bị buộc phải làm việc ngoài giờ. Cuối cùng chúng tôi cũng nhận được sự tôn trọng mà bao lâu nay chúng tôi không có!"
Nhìn lại cuộc đời gắn liền với những cánh đồng cà chua của mình, Carrera ngậm ngùi chia sẻ câu chuyện với chúng tôi. Về một Carrera 14 tuổi bỏ quê hương tìm đến Immokalee và mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình. Ngày hôm nay khi đã bước sang độ tuổi 35, cô được quyền mơ ước thêm một giấc mơ lớn nữa: một cuộc sống tốt hơn cho ba đứa con của mình. Nơi các con cô được ăn học đầy đủ và cầm trong tay tấm bằng đại học cho một tương lai không còn bạo lực.
Chuyện một nô lệ tình dục bị đưa lên máy bay riêng đi phục vụ khách
Người phụ nữ này bị cha mẹ bán đi ngay từ lúc chào đời và bị chủ đưa đi khắp thế giới bằng máy bay riêng để phục vụ những khách hàng giàu có.