Cuộc đào tẩu chấn động ở Texas

Nhóm chính trị gia Dân chủ gây chấn động nước Mỹ khi "tháo chạy" khỏi Texas nhằm ngăn phe Cộng hòa tại tiểu bang thông qua dự luật siết chặt quy định bầu cử.

10:00 16/07/2021

Đêm muộn hôm 10/7, tin nhắn được gửi tới nhóm nghị sĩ Dân chủ tại lưỡng viện lập pháp tiểu bang Texas với nội dung: "Hãy xếp đồ, không quá 20 kg. Sẵn sàng rời Austin vào trưa mai. Địa điểm sẽ được thông báo sau".

Cuộc tháo chạy của các nghị sĩ Dân chủ tại Texas diễn ra ngay sau khi Thống đốc Texas Greg Abbott triệu tập cuộc họp đặc biệt của cơ quan lập pháp nhằm thông qua dự luật siết chặt quy định về bầu cử, có khả năng ngăn cản các nhóm cử tri truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ tiếp cận hòm phiếu.

Với việc số lượng lớn nghị sĩ Dân chủ rời khỏi thủ phủ Austin, cơ quan lập pháp Texas không có đủ số thành viên cần thiết để tiếp tục nhóm họp, khiến kế hoạch bỏ phiếu thông qua dự luật về bầu cử bị trì hoãn.

Âm thầm rời Texas

Kế hoạch đào tẩu của các nghị sĩ Dân chủ được nhen nhóm từ hôm 10/7, một ngày sau khi cơ quan lập pháp được triệu tập. 10 nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện tiểu bang phụ trách xây dựng chiến lược cuộc đào tẩu.

Một danh sách các nghị sĩ dự kiến tham gia cuộc đào tẩu được lập ra. Mọi chi tiết đều được lên kế hoạch, từ lộ trình di chuyển, vé máy bay, phòng khách sạn, xe bus.

Tới sáng 12/7, các nghị sĩ có tên trong danh sách nhận được thông tin tập hợp ở một địa điểm gần sân bay ở thành phố Austin. Từ đây, họ được xe bus đưa tới một ga hàng không tư nhân, nơi các lãnh đạo phe Dân chủ tiểu bang đợi sẵn. Lúc này, điểm đến của cuộc đào tẩu mới được tiết lộ, đó là thủ đô Washington D.C.

Theo ông Chris Turner, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện tiểu bang Texas, giữ bí mật là điều tối quan trọng, bởi phe Dân chủ không muốn đánh động cho các nghị sĩ Cộng hòa về kế hoạch đào tẩu của họ, cũng như tránh rủi ro có người vì sức ép chính trị mà quyết định ở lại Austin.

nghi si dan chu dao tau khoi texas anh 2

Nhóm nghị sĩ Texas phát biểu với báo giới sau khi hạ cánh xuống Washington. Ảnh: Washington Post.

Các lãnh đạo phe Dân chủ tiểu bàng thậm chí còn cân nhắc thu điện thoại của thành viên trong đoàn cho tới khi tất cả đã có mặt ở Washington.

"Khi ra đi, chúng tôi đã bỏ lại rất nhiều điều quan trọng ở lại, và cũng đánh cược lớn khi tới Washington", nghị sĩ Claudia Ordaz Perez cho biết. Bà này rời nhà lúc 4h sáng ngày 12/7 để bắt máy bay tới Austin mà không báo cho chồng.

Một nghị sĩ khác là Erin Zwiener thậm chí phải mang theo con trai 3 tuổi rời Austin tới Washington, bởi bà không thể bỏ con ở lại.

Tới ngày 13/7, khoảng 55 nghị sĩ lưỡng viện tiểu bang Texas đã có mặt ở Washington. Tất cả hiện thuê chung một khách sạn để trú chân trong thời gian ở Washington. Thông tin về khách sạn được giữ kín để bảo đảm an ninh.

Dự luật nói gì?

Tại Austin, thủ phủ bang Texas, phe Cộng hòa vẫn quyết thúc đẩy dự luật bầu cử theo kế hoạch.

Dự luật do phe Cộng hòa bảo trợ sẽ siết chặt hàng loạt quy định trong tổ chức các cuộc bầu cử liên bang, như bầu cử tổng thống và thành viên lưỡng viện Quốc hội Mỹ.

Cụ thể, dự luật bắt buộc cử tri bỏ phiếu trong nhà, thay vì hình thức bỏ phiếu trên ôtô. Thời gian mở hòm phiếu trong ngày sẽ bị giới hạn 6h-22h, thay vì mở cả ngày.

Bên cạnh đó, dự luật siết chặt quy định liên quan tới bỏ phiếu qua thư, cũng như yêu cầu cử tri cung cấp thêm thông tin cá nhân như số bằng lái xe hoặc số an sinh xã hội khi bỏ phiếu.

Phe Dân chủ cho rằng việc siết chặt quy định về bỏ phiếu sẽ hạn chế khả năng tiếp cận bầu cử của các nhóm cử tri truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ.

nghi si dan chu dao tau khoi texas anh 3

Cử tri Dân chủ Texas phản đối dự luật về bầu cử. Ảnh: Texas Tribune.

Hạ viện tiểu bang, với đa số trong tay phe Cộng hòa, đã phê chuẩn quyết định yêu cầu lực lượng thực thi pháp luật truy lùng và bắt giữ các nghị sĩ Dân chủ bỏ trốn ngay khi họ trở về Texas. Dù vậy, cơ quan này hiện không đủ số thành viên tối thiểu để tổ chức bỏ phiếu thông qua dự luật.

Trong khi đó, Thượng viện tiểu bang sẽ vẫn tiếp tục nhóm họp bởi vẫn có đủ số nghị sĩ tối thiểu. Cơ quan này đã thông qua đề xuất dự luật, sẵn sàng trình ra phiên họp đặc biệt để bỏ phiếu.

Phe Cộng hòa cáo buộc các nghị sĩ Dân chủ vi phạm các nghĩa vụ lập pháp của họ khi tự ý rời khỏi Texas trên máy bay tư nhân.

"Chúng tôi hy vọng tất cả nhà lập pháp không có mặt ở đây hôm nay sẽ tự nguyên trở về để làm tròn bổn phận. Đó là lý do họ được bầu. Đó là lời thề họ đã tuyên thệ thực hiện. Đó là những quy định mà chúng ta đã cùng nhất trí", nghị sĩ Cộng hòa Jim Murphy nói.

Nghị sĩ Briscoe Cain, đại diện khu vực Houston tại Hạ viện tiểu bang, đồng thời là chủ tịch Ủy ban Bầu cử Hạ viện, gọi cuộc đào tẩu của phe Dân chủ là "màn kịch chính trị".

"Họ chỉ đang trì hoãn điều không thể tránh khỏi. Chúng tôi cuối cùng sẽ thông qua dự luật", ông Cain cho biết.

Nghị sĩ Eddie Lucio là một trong các thành viên Dân chủ còn ở lại Austin. Ông Lucio nói muốn phát biểu quan điểm của mình hơn là trốn chạy.

"Không ai muốn có gian lận bầu cử, dù là Dân chủ hay Cộng hòa, giàu hay nghèo, đa số hay thiểu số", ông Luico cho biết.

Canh bạc rủi ro

Tại Washington, các lãnh đạo đảng Dân chủ dành những lời mật ngọt để chào đón nhóm nghị sĩ "đào tẩu" vì đã có lập trường cứng rắn chống cải cách luật bầu cử.

"Tôi hoan nghênh họ vì đã đứng về phía quyền cất lên tiếng nói thông qua bỏ phiếu của mọi người dân Mỹ, mọi người dân Texas", Phó tổng thống Kamala Harris tuyên bố.

Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar thì nhận xét chiến lược của nhóm nghị sĩ Dân chủ cho thấy có "nhiều công cụ" để ngăn phe Cộng hòa cải cách quy định về bầu cử.

Với nhóm nghị sĩ "đào tẩu", họ thừa nhận chuyến đi tới Washington chứa đầy rủi ro và có thể phải trả giá trong cuộc bầu cử sắp tới. Nhóm này cũng chưa có một kế hoạch chắc chắn làm thế nào để tận dụng hiệu quả thời gian ở Washington.

nghi si dan chu dao tau khoi texas anh 4

Nhóm nghị sĩ Texsa làm việc với Thượng nghị sĩ Charles Schumer. Ảnh: Washington Post.

"Xét cho cùng, chúng tôi cần Quốc hội hành động", ông John Bucy, nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện tiểu bang Texas, cho biết. Ông này đưa cả vợ và con gái mới 17 tháng tuổi tới Washington.

Ông Bucy cho biết phe Cộng hòa không có ý định thỏa hiệp về chính sách bầu cử, nhiều người tiếp tục lặp lại những cáo buộc vô căn cứ về gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020.

"Luật pháp được tạo ra để giải quyết các vấn đề. Thư ký tiểu bang đã khẳng định cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra thuận lợi, an toàn và thành công. Vậy vấn đề mà họ định giải quyết là gì? Luật này có ý nghĩa gì? Chúng tôi chưa bao giờ nhận được câu trả lời thỏa đáng", ông Bucy cho biết.

Lúc này, nhóm nghị sĩ Texas đã có kế hoạch tiếp xúc với các thành viên lưỡng viện Quốc hội, đặc biệt là tại Thượng viện liên bang, nơi đảng Dân chủ nắm 50 ghế, cùng là phiếu phá vỡ thế quân bình của Phó tổng thống Harris.

Trong ngày đầu tiên ở Washington, nhóm này đã có cuộc gặp với Thượng nghị sĩ Charles Schumer, lãnh đạo phe đa số Dân chủ ở Thượng viện. Thế nhưng, cuộc trao đổi lại khiến không ít người trong nhóm bi quan về khả năng có thể xoay chuyển tình thế ở Texas.

Khi được hỏi liệu ông Schumer hay bất cứ thành viên lưỡng viện cam kết thúc đẩy vấn đề quy định bỏ phiếu, một thành viên nhóm nghị sĩ Texas thừa nhận "không một ai" đưa ra bất cứ cam kết nào.

Tags:
Tɦậł ℓạ ᵭời пɦiềᴜ ƙẻ cɦỉ ɱãi “łử łế” ʋới пɢười пɢoài ɱà qᴜêп cɦữ “HIẾU” ʋới cɦɑ ɱẹ

Tɦậł ℓạ ᵭời пɦiềᴜ ƙẻ cɦỉ ɱãi “łử łế” ʋới пɢười пɢoài ɱà qᴜêп cɦữ “HIẾU” ʋới cɦɑ ɱẹ

Đừпɢ ɦọc ᵭược cácɦ łɾưởпɢ łɦàпɦ ɾồi, ɱải ɱê cᴜпɢ ρɦụпɢ пɢười пɢoài ᵭể ᵭược łɦăпɢ łiếп, ᵭược ổп ᵭịпɦ ɱà qᴜêп cɦữ “Hiếᴜ” ʋới cɦɑ ɱẹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất