Cuộc đời của đa số người TQ khác gì so với người ở các nước khác?
Dưới đây là bài viết của một người Trung Quốc được đăng tải trên mạng xã hội, cho thấy sự khác biệt giữa cuộc đời của đa số người Trung Quốc so với người dân ở các quốc gia khác.
10:00 19/08/2019
Là người Trung Quốc mang tư tưởng truyền thống, chúng ta thường lầm tưởng bản thân là một trong những người mang nặng quan niệm về gia đình, coi trọng tình thân nhất trên thế giới, đồng thời rất lấy làm tự hào, nhưng trong mắt của người nước ngoài, thì họ lại không cho là như vậy.
Bạn của tôi là người Úc, cậu ấy đã bàn về mức độ coi trọng gia đình trong quan niệm của người Trung Quốc và người Úc. Thật không ngờ rằng, người bằng hữu này lại nói với tôi: “Cậu đừng giận nhé, thực ra, chúng tôi cảm nhận được rằng người Trung Quốc không hề yêu gia đình, không giống cách các bạn vẫn nói người Trung Quốc luôn coi trọng gia đình. Cái mà các bạn thật sự thích đó chính là tiền!”.
Tôi rất lấy làm lạ, thế là, tôi đã ghi chép lại cuộc nói chuyện chân thật này :
“Bất luận là ở Australia hay ở Trung Quốc, người Trung Quốc các bạn quả thật rất chăm chỉ, họ sinh sống và làm việc tại nước ngoài đôi khi còn để dành được nhiều tiền hơn so với người bản địa, nhưng tôi không cho rằng người Trung Quốc có khả năng kinh doanh thiên bẩm, mà là các bạn biết cách tiết kiệm hơn chúng tôi, để dành tiền càng nhiều, có thể giảm bớt gánh nặng chi tiêu trong cuộc sống, tích lũy cho bản thân một số vốn. Bình thường các bạn rất ít khi đi chơi, cuối tuần cũng chẳng đi nghỉ dưỡng, thậm chí cả cuối tuần lẫn ngày nghỉ lễ cũng không chịu nghỉ ngơi.
Các bạn làm việc quần quật, con nhỏ cũng phải gửi ông bà trông nom, ngoài việc quan tâm đến thành tích học tập của con, các bạn cũng hiếm khi cùng con vui chơi. Vì thế, cho dù con của các bạn có thành tích học tập xuất sắc đi chăng nữa, thì chúng cũng vẫn cảm thấy bản thân chúng vô cùng lạc lõng, nếu như so sánh với những người khác, cha mẹ chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền chăm lo gia đình, rồi quan tâm đến điểm số, chứ không hề quan tâm đến niềm vui của chúng.
Đúng vậy, tôi biết bạn muốn nói gì, người Trung Quốc các bạn muốn nói là tất cả những gì các bạn làm cũng chỉ vì tốt cho con cháu, vì thế hệ mai sau. Nhưng mỗi thế hệ lại nói là bản thân cật lực kiếm tiền vì thế hệ sau, rốt cuộc thì thế hệ nào mới thực sự sử dụng số tiền này đây?
Cuộc đời ngắn ngủi lắm, các bạn cứ kiếm cớ vì tương lai mà hy sinh cả một gia đình, tôi không biết cái giá phải trả nó lớn nhường nào, vả lại còn không lý giải được các bạn tự hào về quan niệm gia đình của mình là tự hào về cái gì nữa.
Vì bán mạng làm việc, mà các bạn có thể chịu được cảnh vợ chồng chia cắt. Khi ở Trung Quốc, tôi thậm chí còn nghe nói người đời trước của các bạn, cả 2 vợ chồng thậm chí ở 2 nơi khác nhau, cách biệt mấy chục năm, cho đến khi về hưu mới về lại bên nhau. Thật quá tàn khốc. Không lẽ các bạn không thể từ bỏ công việc để về với gia đình hay sao? Có thể kiếm công việc khác được mà!
Tại Úc, người Trung Quốc các bạn còn nhiều tiền hơn cả người bản xứ, nhưng không hề có một ai ngưỡng mộ cuộc sống của các bạn, tôi cho rằng các bạn như nô lệ của đồng tiền, các bạn vì mục đích kiếm tiền mà đã vẽ lên một lớp màu che đậy gia đình lại”.
Tuy người bạn ngoại quốc này có thể nói không đúng hết, nhưng cũng đáng để chúng ta suy nghĩ.
Hãy xem thử bên cạnh chúng ta, có bao nhiêu người, vì một căn nhà mà hy sinh ngày hôm nay để làm việc đến nỗi quên luôn cả giờ giấc, nào là tăng ca, làm thêm giờ, “Chờ đến khi mua được nhà, hoặc trả hết tiền vay mua nhà, thì có thể thảnh thơi rồi!”. Ừ thì cứ chờ đó, xong căn nhà rồi thì vẫn còn con cái phải lo nữa kìa!
Còn có các bà mẹ đang mang thai suy nghĩ rằng: “Đợi sinh con xong là nhẹ cả người”. Sau khi sinh xong lại càng phiền hơn, khi con còn trong bụng, muốn đi đâu thì đi, sinh con xong thì không đi được đâu nữa. Còn có khá nhiều bậc phụ huynh có con em bắt đầu đi học nghĩ: “Chờ con học tiểu học nữa là thoải mái hơn rồi…”. Thực chất, con đi học rồi lại càng mệt hơn, nào là phải đi học thêm đủ thứ môn, nếu giống như ngày xưa khi con còn học mẫu giáo thì khỏe rồi.
“Lên được trung học, là có thể được giải thoát rồi”… Con học xong tiểu học, lên trung học thì lại càng phải đi học thêm, hơn nữa phải học nhiều hơn, con không có thời gian để đi chơi. Chỉ còn cách lên đại học rồi hẵng nghĩ đến chuyện này vậy. “Chờ con học lên đại học là cha mẹ hoàn thành nhiệm vụ rồi”.
Sau khi con học xong đại học, tìm việc cho con cũng khá là cam go. “Chờ con có được việc làm, thì cha mẹ không còn gánh nặng nữa”… Tìm việc xong, lại phải bắt đầu lo nghĩ cho chuyện hôn sự, nhà cửa của con! “Chờ con kết hôn xong, cha mẹ không còn lo lắng gì thêm nữa”. Con đã kết hôn, đã có nhà rồi thì con của con lại chào đời, lại phải lo cho các cháu…
Nỗi lo lắng không ngớt, mệt mỏi không kể xiết, vòng tuần hoàn cứ quanh đi quẩn lại, tầm nhìn của chúng ta cứ mãi hướng về tương lai, vì tương lai mà hôm nay tích lũy năng lượng, bằng cấp, tiền bạc. Rồi sau này lại trách, tại sao chúng ta không thể sống cho hiện tại, cả một đời không ngày nào là sống cho bản thân. Thực chất, cuộc đời của đa phần người Trung Quốc đều trải qua như thế.
Nhìn chung cuộc đời của đa phần người Mỹ:
0-10 tuổi: Tham gia các hoạt động tập thể như cắm trại, …
10-20 tuổi: Yêu đương và theo đuổi ước mơ
20-30 tuổi: Tìm công việc ổn định
30-40 tuổi: Cuối cùng tìm được lý tưởng của cuộc đời mình, tận hưởng cuộc sống có nhà, có xe, có con
40-50 tuổi: Thường nghỉ dưỡng dài ngày khi áp lực công việc tăng cao
50-60 tuổi: Tận hưởng cuộc sống tâm linh, đi du lịch
60-70 tuổi: Bắt đầu hồi tưởng quá khứ, đi du lịch
70-80 tuổi: An hưởng tuổi già
Sau khi chết: Vào nghĩa trang.
Nhìn chung cuộc đời của đa phần người châu Âu:
0-10 tuổi: Tham gia câu lạc bộ âm nhạc của trường, học âm nhạc cổ điển, …
10-20 tuổi: Hình thành nhóm nhạc cho riêng mình, tiến hành các loại hình biểu diễn
20-30 tuổi: Tiếp nhận những ảnh hưởng trong nền văn hóa Gothic
30-40 tuổi: Nhóm nhạc chính thức đi vào con đường thời trang Gothic
40-50 tuổi: Hồi tưởng về thời trẻ, nhớ về một thời “nổi loạn”
50-60 tuổi: Sống chậm hơn, tìm kiếm sự ấm áp, trở về sống như thời còn thơ
60-70 tuổi: Đến nhà thờ tổng kết lại một đời của mình
70-80 tuổi: Cùng con cái tận hưởng niềm vui tuổi xế chiều
Sau khi chết: Nhẹ nhàng về với lòng đất.
Nhìn chung cuộc đời của đa phần người Trung Quốc:
0-10 tuổi: Bị ép học mọi loại kỹ năng, lấy được thành tích tốt, cũng chỉ vì sĩ diện và kỳ vọng của cha mẹ
10-20 tuổi: Đọc hết sách này đến sách khác để đủ sức ứng phó với các kỳ thi nối tiếp nhau
20-30 tuổi: Rải đơn xin việc khắp mọi nơi, hy vọng tìm được công việc tốt
30-40 tuổi: Trở thành nô lệ nhà, nô lệ xe (vay tiền mua nhà và xe)
40-50 tuổi: Lo nghĩ cho tương lai của con, không dám ăn không dám mặc cũng phải để dành tiền
50-60 tuổi: Cuối cùng cũng có cuộc sống riêng cho bản thân, thì lại chợt nhận ra mình sắp phải nghỉ hưu, lại phải lo sau nghỉ hưu nên làm gì
60-70 tuổi: Tốn nhiều công sức để nuôi thân, lại còn phải nuôi cháu
70-80 tuổi: An hưởng tuổi già
Trước lúc chết: Phát hiện mỗi phần mộ đắt cắt cổ!
Biết cách tận hưởng cuộc sống nhất chính là người Mỹ, sống có tín ngưỡng là người châu Âu, từ khi sinh ra cho tới lúc chết vẫn còn cạnh tranh và áp lực trùng trùng không ai khác chính là người Trung Quốc!
Yến Nhi biên dịch
Không quân Mỹ cam kết duy trì tuần tra Biển Đông
Tham mưu trưởng không quân Mỹ David Goldfein ngày 16/8 cho biết Washington sẽ tiếp tục tuần tra Biển Đông để ngăn chặn ý đồ kiểm soát vùng biển này của Bắc Kinh.