Cuộc sống mưu sinh của người Việt bán trái cây nơi hè phố Bolsa

Người thì gọi dì là “dì Bảy,” người thì gọi dì là “dì Chín.” Gọi là gì, dì cũng trả lời. Dì là người đàn bà nhỏ bé đẩy xe ọp ẹp bán trái cây lẻ quanh khu đền Đức Thánh Trần, bên hè phố Bolsa.

10:26 05/09/2023

“Bữa nào ế ẩm, tui đẩy xe qua khu chợ ABC luôn. Hơi cực, nhưng phải ráng. Trái cây bữa nào, mình bán bữa nấy. Qua bữa sau hết tươi rồi, bán cho người ta, mình mang tội,” dì Chín kể.

Dì bán đủ loại trái cây. Hôm thì vài nải chuối, bữa thì mấy quả mãng cầu.

Khi hỏi lớn tuổi rồi, dì có mệt không, người đàn bà dừng bước, sửa cái khăn che đầu, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Tui hổng sợ Tết Tây. Tết Ta, mình mới lên tuổi thôi. Nhưng chưa Tết đâu. Còn lâu mà.”

Rồi dì tin tưởng cười: “Mình người Việt, lịch Tây không ‘đụng’ mình đâu.”

Năm nay, dì Chín đã 80 tuổi. Gánh thời gian trĩu nặng trên vai, làm lưng dì oằn xuống nhưng không lấy đi được nụ cười lúc nào cũng sẵng sàn nở trên môi dì.

Chiều hôm qua, dì bán “cam vườn Cali.”

Dì nói: “Cam tươi ‘đặc biệt’ đó cậu, ngọt mà còn nhiều nước nữa, mua giùm bà già đi.”

Dáo dác nhìn quanh, dì dừng chân rồi cầm trái cam căng tròn lên khoe. “Coi thử đi, nặng lắm, nước không. Luật khu này không cho ai được đứng một chỗ bán hàng,” dì giải thích.

Vì vậy, dì Chín đi cả ngày. Đi tới, đi lui, mệt lắm nhưng dì không dám phạm luật.

Thấy có người dám bày bán mấy rổ ổi ngay trên vỉa hè, dì cười: “Họ gan dạ, họ dám làm vậy. Tui thì yếu tim, tui đi cho an tâm. Mỏi chân một chút mà khỏe trong lòng.”

Dì Chín có hai người con, một trai, một gái.

Dì kể: “Thằng con trai tui ‘nhằn’ hoài, không muốn tui đi bán như vầy, Nhưng ở nhà buồn lắm, mà còn không có tiền. Tiền chính phủ vừa đủ ăn thôi.”

Vậy dì cần tiền làm chi?

“Cần chớ. Tui cần tiền gởi về chùa ở Việt Nam. Hồi trước, mỗi khi buồn, tui qua chùa có mấy cô an ủi. Bây giờ mình ‘phú quí’ bên này, sao mà quên chùa được,” dì phân trần.

Rồi con gái dì ở chung với dì?

Dì tặc lưỡi rồi nói: “Con gái tui, hồi nhỏ bị ban khỉ nên bây giờ không được ‘bình tĩnh’ như người ta. May mà trời Phật không ‘bắt đi.’ Cho ở với tui. Bởi tui không thể quên chùa.”

Ánh mắt người mẹ già chợt loáng ướt. Bà thở dài: “Con gái tui, thương lắm. Chính phủ lo cho nó rồi, nhưng đâu có được như mình lo cho con mình. Bởi vậy, bữa nào đắt hàng, tui về sớm, tui lau mình cho nó mát mẻ.”

“Hồi trước, sáng nào tui cũng ghé quán cô Thanh Mai vái ông Địa xin cho đắt hàng rồi mới đi bán. Nhưng bây giờ quán đóng rồi, không ai cho tui vô vái ông địa nữa,” dì cười, man mác buồn.

Dì khen: “Cô Thanh Mai người thiệt đẹp mà lòng cô cũng đẹp lắm. Cô cho tui phở hoặc mấy món khác hoài mà tui không dám ăn. Ăn của cô, cô lỗ vốn sao.”

Rồi dì thân mật kể: “Có bữa cô dám cho tui tiền nữa. Không mua gì của tui mà còn cho tui tiền nữa. Người đâu sao tốt dữ vậy. Tui không dám nhận, nhưng bữa nào ế quá thì tui… lấy luôn.”

Sực nhớ câu chuyện dang dở, dì Chín quay lại: “Có dư tiền trong túi, tui vui trong bụng lắm. Tuổi tui, ít khi thấy vui như hồi trước. Có tiền, mình cho chùa, rồi chùa cho người nghèo, Họ có cơm ăn, mình vui. Bên đây, nhiều người đổ cơm đi đó cậu. Chính mắt tui thấy đó. Phí chưa? Thôi tui đi bán cậu ơi.”

Dì đội nón lá sờn rách lên rồi đẩy cái xe có mấy quả “cam vườn Cali” đi. Được vài bước, dì quay đầu than: “Sao lúc này tui ‘hư’ quá. Mặt trời qua đầu mới chịu ra khỏi giường.”

Dì thở dài sượt rồi quên mình vừa nói rồi: “Con gái tui, nó bị ban khỉ, không được ‘bình tĩnh’ như người ta, tội lắm cậu ơi. Thôi tui đi nghen, kẻo họ phạt tui.”

Sáng nay, phóng viên Người Việt quay lại tìm dì Chín, định mua hết cam cho dì về sớm thì không thấy dì. Hỏi ra mới hay dạo gần đây, dì yếu người, phải một, hai giờ trưa mới có mặt.

“Tôi có nghe dì than là khi trời trở lạnh, dì bị đau nhức khớp xương, buổi sáng đi không nổi nữa,” bà Candy Bùi, một người thường mua trái cây của dì Chín, cho biết. “Tội. Mấy bữa nay trời giá lạnh, chưa 60 mà tôi còn dậy không nổi nữa, huống hồ bà cụ 80 rồi.”

Mấy tháng trước, dì Chín ra bán từ 9 giờ sáng cho tới khi hết hàng. Vậy mà…

“Tuổi già xuống sức lẹ lắm. Bữa nay còn ‘rảo rảo’ đi, ngày mai ‘sụm bà chè’ là thường,’” bà Tina Thúy Nguyễn, ở Westminster, nói. “Tôi ít mua trái cây cho bà, nhưng hay cho bà cái bánh, cái quà. Lâu lâu, tôi cũng ‘lì xì’ cho bà chút chút. ‘Bả,’ vậy mà ‘ngon’ lắm nha. Tùy người cho mới nhận nha. Tôi thấy tận mắt bả không nhận tiền của nhiều người rồi.”

Ông Raymond Trần, một thực khách thường xuyên của tiệm Le Croissant Doré, nơi dì Chín hay đi ngang, nói: “Nhìn bà cụ lụm khụm đẩy cái xe đi bán, tôi thấy tội ghê. Nhưng biết đâu đó là niềm vui của cụ. Ba má tôi, có năn nỉ cũng không chịu ra khỏi nhà. Suốt ngày, hai người ở nhà, hết lấy kéo xén cỏ rồi bới đất trồng rau thơm. Mùa này mới chết hết. Hồi trước hai ông bà còn coi TV được. Bây giờ má tui thì không thấy, ba tui thì không nghe.”

Ông thêm: “Nhìn bà cụ đi bán rong thì mình thấy tội. Nhưng cũng phải công nhận là nhờ có mấy người như bà thì góc phố Bolsa mới được một phần giống Việt Nam mình. Bà là hình bóng tả tơi của Việt Nam đó.”

Bóng dáng tả tơi của dì Chín đang dần nhạt nhòa bên hè phố Bolsa. Ngày mai, năm tới, không biết có còn dì nữa hay không?

“Bữa nào ế ẩm, tui đẩy xe qua khu chợ ABC luôn. Hơi cực, nhưng phải ráng. Trái cây bữa nào, mình bán bữa nấy. Qua bữa sau hết tươi rồi, bán cho người ta, mình mang tội,” dì Chín kể.

Dì bán đủ loại trái cây. Hôm thì vài nải chuối, bữa thì mấy quả mãng cầu.

Khi hỏi lớn tuổi rồi, dì có mệt không, người đàn bà dừng bước, sửa cái khăn che đầu, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Tui hổng sợ Tết Tây. Tết Ta, mình mới lên tuổi thôi. Nhưng chưa Tết đâu. Còn lâu mà.”

Rồi dì tin tưởng cười: “Mình người Việt, lịch Tây không ‘đụng’ mình đâu.”

Năm nay, dì Chín đã 80 tuổi. Gánh thời gian trĩu nặng trên vai, làm lưng dì oằn xuống nhưng không lấy đi được nụ cười lúc nào cũng sẵng sàn nở trên môi dì.

Chiều hôm qua, dì bán “cam vườn Cali.”

Dì nói: “Cam tươi ‘đặc biệt’ đó cậu, ngọt mà còn nhiều nước nữa, mua giùm bà già đi.”

Dáo dác nhìn quanh, dì dừng chân rồi cầm trái cam căng tròn lên khoe. “Coi thử đi, nặng lắm, nước không. Luật khu này không cho ai được đứng một chỗ bán hàng,” dì giải thích.

Vì vậy, dì Chín đi cả ngày. Đi tới, đi lui, mệt lắm nhưng dì không dám phạm luật.

Thấy có người dám bày bán mấy rổ ổi ngay trên vỉa hè, dì cười: “Họ gan dạ, họ dám làm vậy. Tui thì yếu tim, tui đi cho an tâm. Mỏi chân một chút mà khỏe trong lòng.”

Dì Chín có hai người con, một trai, một gái.

Dì kể: “Thằng con trai tui ‘nhằn’ hoài, không muốn tui đi bán như vầy, Nhưng ở nhà buồn lắm, mà còn không có tiền. Tiền chính phủ vừa đủ ăn thôi.”

Vậy dì cần tiền làm chi?

“Cần chớ. Tui cần tiền gởi về chùa ở Việt Nam. Hồi trước, mỗi khi buồn, tui qua chùa có mấy cô an ủi. Bây giờ mình ‘phú quí’ bên này, sao mà quên chùa được,” dì phân trần.

Rồi con gái dì ở chung với dì?

Dì tặc lưỡi rồi nói: “Con gái tui, hồi nhỏ bị ban khỉ nên bây giờ không được ‘bình tĩnh’ như người ta. May mà trời Phật không ‘bắt đi.’ Cho ở với tui. Bởi tui không thể quên chùa.”

Ánh mắt người mẹ già chợt loáng ướt. Bà thở dài: “Con gái tui, thương lắm. Chính phủ lo cho nó rồi, nhưng đâu có được như mình lo cho con mình. Bởi vậy, bữa nào đắt hàng, tui về sớm, tui lau mình cho nó mát mẻ.”

“Hồi trước, sáng nào tui cũng ghé quán cô Thanh Mai vái ông Địa xin cho đắt hàng rồi mới đi bán. Nhưng bây giờ quán đóng rồi, không ai cho tui vô vái ông địa nữa,” dì cười, man mác buồn.

Dì khen: “Cô Thanh Mai người thiệt đẹp mà lòng cô cũng đẹp lắm. Cô cho tui phở hoặc mấy món khác hoài mà tui không dám ăn. Ăn của cô, cô lỗ vốn sao.”

Rồi dì thân mật kể: “Có bữa cô dám cho tui tiền nữa. Không mua gì của tui mà còn cho tui tiền nữa. Người đâu sao tốt dữ vậy. Tui không dám nhận, nhưng bữa nào ế quá thì tui… lấy luôn.”

Sáng sớm, bạn hàng đã có mặt mà dì Chín chưa thấy đâu. (Hình: Đằng-Giao/) 

Sực nhớ câu chuyện dang dở, dì Chín quay lại: “Có dư tiền trong túi, tui vui trong bụng lắm. Tuổi tui, ít khi thấy vui như hồi trước. Có tiền, mình cho chùa, rồi chùa cho người nghèo, Họ có cơm ăn, mình vui. Bên đây, nhiều người đổ cơm đi đó cậu. Chính mắt tui thấy đó. Phí chưa? Thôi tui đi bán cậu ơi.”

Dì đội nón lá sờn rách lên rồi đẩy cái xe có mấy quả “cam vườn Cali” đi. Được vài bước, dì quay đầu than: “Sao lúc này tui ‘hư’ quá. Mặt trời qua đầu mới chịu ra khỏi giường.”

Dì thở dài sượt rồi quên mình vừa nói rồi: “Con gái tui, nó bị ban khỉ, không được ‘bình tĩnh’ như người ta, tội lắm cậu ơi. Thôi tui đi nghen, kẻo họ phạt tui.”

Sáng nay, phóng viên Người Việt quay lại tìm dì Chín, định mua hết cam cho dì về sớm thì không thấy dì. Hỏi ra mới hay dạo gần đây, dì yếu người, phải một, hai giờ trưa mới có mặt.

“Tôi có nghe dì than là khi trời trở lạnh, dì bị đau nhức khớp xương, buổi sáng đi không nổi nữa,” bà Candy Bùi, một người thường mua trái cây của dì Chín, cho biết. “Tội. Mấy bữa nay trời giá lạnh, chưa 60 mà tôi còn dậy không nổi nữa, huống hồ bà cụ 80 rồi.”

Mấy tháng trước, dì Chín ra bán từ 9 giờ sáng cho tới khi hết hàng. Vậy mà…

“Tuổi già xuống sức lẹ lắm. Bữa nay còn ‘rảo rảo’ đi, ngày mai ‘sụm bà chè’ là thường,’” bà Tina Thúy Nguyễn, ở Westminster, nói. “Tôi ít mua trái cây cho bà, nhưng hay cho bà cái bánh, cái quà. Lâu lâu, tôi cũng ‘lì xì’ cho bà chút chút. ‘Bả,’ vậy mà ‘ngon’ lắm nha. Tùy người cho mới nhận nha. Tôi thấy tận mắt bả không nhận tiền của nhiều người rồi.”

Ông Raymond Trần, một thực khách thường xuyên của tiệm Le Croissant Doré, nơi dì Chín hay đi ngang, nói: “Nhìn bà cụ lụm khụm đẩy cái xe đi bán, tôi thấy tội ghê. Nhưng biết đâu đó là niềm vui của cụ. Ba má tôi, có năn nỉ cũng không chịu ra khỏi nhà. Suốt ngày, hai người ở nhà, hết lấy kéo xén cỏ rồi bới đất trồng rau thơm. Mùa này mới chết hết. Hồi trước hai ông bà còn coi TV được. Bây giờ má tui thì không thấy, ba tui thì không nghe.”

Ông thêm: “Nhìn bà cụ đi bán rong thì mình thấy tội. Nhưng cũng phải công nhận là nhờ có mấy người như bà thì góc phố Bolsa mới được một phần giống Việt Nam mình. Bà là hình bóng tả tơi của Việt Nam đó.”

Bóng dáng tả tơi của dì Chín đang dần nhạt nhòa bên hè phố Bolsa. Ngày mai, năm tới, không biết có còn dì nữa hay không?

Tags:
Xuất hiện video của trùm Wagner trước vụ rơi máy bay

Xuất hiện video của trùm Wagner trước vụ rơi máy bay

Trong video quay ở châu Phi được tài khoản thân Wagner đăng trên Telegram, Prigozhin tuyên bố "vẫn ổn" khi đề cập tới mối đe dọa tính mạng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất