Cựu binh Mỹ nói giới truyền thông là mối đe dọa lớn nhất của Hoa Kỳ

Trong một loạt các cuộc phỏng vấn từ ngày 28/7 đến ngày 5/8, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh đã trò chuyện với một số người dân tại bang Ohio (Mỹ) để tìm hiểu những đánh giá của họ về Tổng thống Trump và góc nhìn của họ đối với các vấn đề của đất nước.

11:00 24/09/2017

“Chúng ta vẫn còn nợ rất nhiều, và chúng ta chỉ biết chi tiêu, chi tiêu và chi tiêu. Đó là lý do tại sao tôi đã bỏ phiếu cho ông Trump cùng với những chính sách kinh tế mới của ông ấy”, anh Kris Thomas, 30 tuổi, nói với Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.

Anh Thomas lớn lên ở tiểu bang North Carolina, theo học tại trường trung học ở tiểu bang Florida, và gia nhập quân đội ở tiểu bang Louisiana.

Anh đã tham gia đóng quân tại Iraq và Afghanistan, nơi anh đã bị chấn thương sọ não trong một vụ nổ. Năm 2012, anh Thomas rời khỏi quân đội, và sau đó tốt nghiệp đại học với chuyên ngành marketing tại trường Đại học Bang Ohio. Anh Thomas nói rằng anh ủng hộ 100% ‘Lệnh cấm nhập cảnh’của ông Trump.

“Không phải vì tôi không muốn bất cứ ai nhập cảnh vào đất nước chúng ta, nó không liên quan gì đến cái đó. Nhưng vì bản chất thù địch của khu vực đó, tôi cảm thấy rằng cần có lệnh cấm, cho đến khi chúng ta có thể tiếp tục sàng lọc hoặc ít nhất cũng có một phương pháp an ninh biên giới tốt hơn. Làm sao chúng ta có thể cho vào những người nhập cư hợp pháp mà không có nguy cơ khủng bố? Khi tôi đóng quân ở Iraq … không có nhiều sự thù địch lắm, hầu hết người dân đều thân thiện. Đúng, cũng có những người không thích chúng tôi, nhưng phần lớn, rất nhiều người dân địa phương vẫy tay chào chúng tôi”, anh Thomas cho biết.

“Afghanistan thì lại hoàn toàn khác. Tôi cảm thấy một số người trong số họ có thể thân thiện, nhưng phần lớn họ không thích chúng tôi.”

Anh Kris Thomas, 30 tuổi, bên ngoài căn nhà của mình ở thành phố Hilliard, tiểu bang Ohio, vào ngày 31/7. (Benjamin Chasteen / Đại Kỷ Nguyên )
Anh Kris Thomas, 30 tuổi, bên ngoài căn nhà của mình ở thành phố Hilliard, tiểu bang Ohio, vào ngày 31/7. (Benjamin Chasteen / Đại Kỷ Nguyên )

Những thay đổi trong quân đội

Anh Thomas nói anh đã nhận thấy những thay đổi trong quân đội sau khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức; nó đã trở nên “mềm yếu”, và việc rèn luyện những người lính đã trở nên khó khăn hơn.

“Tôi nhớ hồi tôi còn phục vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush, chỉ trong 1 năm. Khi tôi lần đầu tiên vào quân đội, rất nhiều thứ làm bạn kiệt sức và nản lòng. Họ tìm ra những điểm yếu nhất của bạn, khai thác nó, và sau đó giúp bạn hoàn thiện. Đó là cách đào tạo khi đó.”

“Khi ông Obama lên nắm quyền, nó đã hoàn toàn khác. Có nhiều sự thoải mái hơn so với trước kia, và tôi bắt đầu nhận thấy sự thay đổi đó. Tôi đã ra khỏi quân đội 5 hay 6 năm rồi. Tôi không rõ bây giờ nó xấu tệ như thế nào. Rất nhiều anh bạn nói với tôi rằng họ sẽ ra khỏi quân ngũ bởi vì quân đội đã trở nên “mềm yếu”.

“Bạn muốn trở thành lực lượng chiến đấu mạnh nhất, và tôi nghĩ đây là những vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong quân đội. Tôi nghĩ rằng người đứng đầu mới của quân đội – tôi thực sự thích tướng James Mattis [tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ], tôi nghĩ ông ấy sẽ làm những điều tuyệt vời cho quân đội.”

Anh Thomas cũng nhận thấy những cải thiện về chăm sóc y tế của mình thông qua Bộ cựu chiến binh Hoa Kỳ kể từ khi ông Trump nhậm chức. Gần đây, người ta nói với anh Thomas rằng anh sẽ không còn phải xin giấy giới thiệu để đi gặp các khám bác sĩ chuyên khoa nữa.

“Bạn chỉ cần gọi điện thoại và đặt lịch hẹn. Có một khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm, khi tôi đi đến Bộ cựu chiến binh Hoa Kỳ, tôi đã phải chờ đợi hàng tháng trời mới có thể có được lịch hẹn.”

Tương lai của nước Mỹ

Anh Thomas vừa có được một cái nhìn mới về cuộc sống – con gái anh mới chào đời mới vài tuần, đó là một nhân tố quan trọng khi anh nghĩ về tương lai.

Khi được hỏi điều gì anh coi là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ, anh Thomas đã xác định giới truyền thông là một lực lượng gây chia rẽ, và nói rằng truyền thông đang “đầu độc tâm chí chúng ta”.

“Họ lấy một câu chuyện, và phân tích nó phù hợp với chương trình chính trị của mình. Tác động đầu tiên của nó là gây ra sự hỗn loạn.”

Anh Thomas cho rằng giới truyền thông đã gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử trong nhiều năm, nhưng nó đã trở nên tồi tệ hơn.

Anh Thomas nói: “Giới truyền thông gần như đã cố hết sức để làm mất uy tín, gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử này. Không chỉ vậy, hiện nó vẫn đang diễn ra. Kể từ khi ông Trump nhậm chức, tôi cảm thấy có những mạng lưới tự do, đang cố gắng làm mọi thứ có thể, để có thể phế truất ông Trump khỏi chức vụ, và các bạn có thể thấy điều đó.”

Anh Thomas cho biết mình đã tìm kiếm các nguồn tin khác nhau, để cố gắng có được một bức tranh công bằng.

“Không có một kênh TV đặc biệt nào mà tôi thường xem, bởi vì tôi có được các chương trình nghị sự chính trị hoàn toàn khác nhau, từ mỗi kênh truyền hình. Vì vậy, một ngày nào đó tôi xem CNN, Fox, và ngày khác tôi xem ABC news, bất thứ thứ gì đó. Tôi chỉ xây dựng giả thuyết của riêng mình, dựa trên tất cả các chương trình khác nhau.”

“Tôi sợ sự chia rẽ. Tôi nghĩ đó sẽ là thất bại lớn nhất của chúng ta. Tôi không nghĩ rằng một nước khác nào đó, đang giành quyền kiểm soát nước Mỹ. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không nói chuyện được với nhau – đó là nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi.”

“Mọi người chỉ không xử lý được sự khác biệt về quan điểm, giống ​​như đã từng làm. Mọi người không còn tôn trọng lẫn nhau nữa. Nếu bạn không đồng ý với tôi, sau đó bạn là một người cố chấp hay cái gì đó mà người ta nói. Tôi cảm thấy như đó chính là vấn đề.”

“Mọi người sẽ có sự khác biệt về quan điểm, đó là điều bình thường. Chúng ta hãy cố gắng không áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Khi mọi người bắt đầu chấp nhận sự khác biệt của người khác, thì đó sẽ là sự thay đổi.”

“Theo quan điểm của tôi, giấc mơ Mỹ ngày nay về cơ bản là yêu nước, yêu thương mọi người, tôn trọng mọi người – thừa nhận rằng tự do không phải là miễn phí và chúng ta cần phải đến với nhau, và làm những gì có thể để xã hội tốt đẹp hơn, và đó là giấc mơ,” anh Thomas chia sẻ.

Tags:
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania kêu gọi bảo vệ trẻ em trên khắp thế giới

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania kêu gọi bảo vệ trẻ em trên khắp thế giới

Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào ngày 19/9 ở thành phố New York vừa qua, kêu gọi những nhà lãnh đạo thế giới nhanh chóng cải thiện cuộc sống của trẻ em trên khắp thế giới. Bài phát biểu được đông đảo dư luận quan tâm.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất