Cựu đại sứ Osius hé lộ sách về 25 năm Việt - Mỹ từ thù thành bạn

"Không gì là không thể" là tựa đề và cũng là thông điệp cựu đại sứ Ted Osius muốn gửi gắm trong cuốn sách sắp xuất của ông bản về quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm.

09:00 05/06/2021

"Một cựu tù nhân chiến tranh có thể trở thành đại sứ đầu tiên của Mỹ tại . Hay một cựu tù nhân khác cùng với đối thủ của mình có thể hóa giải hận thù", cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius bắt đầu câu chuyện với VnExpress, đề cập đến đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam Pete Peterson và thượng nghị sĩ John McCain. "Qua những câu chuyện như vậy, tôi có thể thấy tình bạn hoàn toàn có thể xây dựng giữa những cựu thù".

Cựu đại sứ Pete Peterson và thượng nghị sĩ John McCain từng là cựu tù nhân tại nhà tù Hỏa Lò trong chiến tranh ở Việt Nam. Đây cũng chính là hai trong số nhiều người đã nỗ lực rất nhiều để hóa giải thù hận và bình thường hóa quan hệ hai nước Việt - Mỹ hậu chiến tranh.

"Chưa ai từng công bố một câu chuyện đầy đủ, trực tiếp về cách Mỹ và đạt được hòa giải chính trị và xã hội. Câu chuyện hòa giải cũng chính là câu chuyện của bản thân tôi", đại sứ Osius chia sẻ điều đã thôi thúc ông viết cuốn sách "Nothing Is Impossibble: America's Reconciliation with Vietnam" (Không gì là không thể - Quá trình hòa giải của Mỹ với Việt Nam), dự kiến xuất bản vào tháng 10 tới.

Cuốn sách là câu chuyện về một phần tư thế kỷ mà cựu đại sứ Osius đã cống hiến để giúp hai nước Mỹ và Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa mối quan hệ từ cựu thù trở thành đối tác quan trọng.

"Tôi đã theo đuổi ngoại giao với trong 25 năm, dưới bốn đời tổng thống và bảy đời bộ trưởng ngoại giao, trở thành đại sứ Mỹ đầu tiên nói tiếng Việt lưu loát", ông nói.

Ông Osius trong cuộc trả lời phỏng vấn với VnExpress tháng 6/2017 trên cương vị Đại sứ Mỹ tại . Ảnh: Giang Huy.
Ông Osius trong cuộc trả lời phỏng vấn với VnExpress tháng 6/2017 trên cương vị Đại sứ Mỹ tại . Ảnh: Giang Huy.

Cựu đại sứ Mỹ cho biết ông đã trực tiếp quan sát quá trình Mỹ và Việt nam từng bước đi tới hòa giải. Ông được biết rất nhiều điều về quá trình hóa giải thù hận giữa những cựu thù hai nước, như John McCain, cựu ngoại trưởng John Kerry, hay cựu bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ Lê Văn Bằng.

"Tôi được đứng trong đội ngũ nhân viên của một anh hùng Mỹ thực sự, đại sứ Pete Peterson, người đã có gần 7 năm là tù nhân chiến tranh tại nhà tù Hỏa Lò và sau đó trở về chính thành phố đó với tư cách là đại diện của tổng thống Bill Clinton", đại sứ Mỹ kể.

Năm 1996, ông trở thành một trong những nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên làm việc ở kể từ khi chiến tranh kết thúc. Một năm sau đó, ông giúp mở Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong phiên điều trần Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về đề cử chức vụ đại sứ Mỹ tại , ông Osius từng nói "đây là giấc mơ thành hiện thực".

Osius đã hỗ trợ đại sứ Pete Peterson, khi ông đặt nền tảng cho mối quan hệ mới giữa hai nước. Ông cũng từng là đại diện của phó tổng thống Al Gore, tham gia đội chuẩn bị hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, và tháp tùng tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử năm 2000.

Osius cho biết những câu chuyện mà ông biết trong suốt những năm tháng gắn bó với ngoại giao hai nước đã khiến ông "không còn lựa chọn nào khác" ngoài viết cuốn sách "Nothing Is Impossibble: America's Reconciliation with Vietnam".

"Tôi đã rất ngạc nhiên và hạnh phúc khi John Kerry đồng ý viết lời tự cho Nothing Is Impossible. Ông ấy lưu ý rằng nhiều phần trong cuốn sách của tôi, về những cá nhân nổi bật hay những công dân bình thường, chưa bao giờ được xuất bản", Osius chia sẻ.

Nhiệm kỳ đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2014 tới gần cuối năm 2017, đã để lại cho ông Ted Osius rất nhiều kỷ niệm và ấn tượng về đất nước, con người Việt Nam.

"Người dân luôn tràn đầy hy vọng, thiết thực và giỏi nắm bắt cơ hội và luôn cởi mở đón chào người Mỹ. Tôi và gia đình đã được chào đón nồng nhiệt ở mọi nơi chúng tôi đến", Osius chia sẻ.

Cựu đại sứ cho biết ông từng đạp xe đi qua ba miền bắc, trung, nam của , và được tiếp cận với nhiều tầng lớp người dân của quốc gia Đông Nam Á này. "Tôi đã thấy cách biến đất nước của họ từ một nơi bị chiến tranh tàn phá thành một người bạn vững mạnh, thịnh vượng và độc lập của Mỹ", ông nói.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào tháng 7/1995, hợp tác Việt - Mỹ đã "đơm hoa kết trái" trong nhiều lĩnh vực. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ tăng từ mức 450 triệu USD năm 1994 lên 77 tỷ USD năm 2019. Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất của Mỹ.

Đại sứ Ted Osius nói hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực, cùng nhau giải quyết các thách thức, trong đó có vấn đề Biển Đông, chính là minh chứng cho thấy "sự tin tưởng và chúng cũng góp phần thúc đẩy nỗ lực hòa giải" giữa hai nước.

"Thông qua nỗ lực tìm kiếm hài cốt của những người lính đã chết, dọn dẹp bom đạn, xử lý chất độc da cam, người Mỹ và người từng bước xây dựng nền tảng tin tưởng lẫn nhau, cho phép họ trở thành, nếu không phải đồng minh, thì ít nhất cũng tiến đến rất gần quan hệ đối tác an ninh", ông Osius cho hay.

Tags:
Trung Quốc đột phá: Mặt trời nhân tạo lập kỷ lục thế giới mới, nóng gấp 8 lần lõi Mặt trời tự nhiên

Trung Quốc đột phá: Mặt trời nhân tạo lập kỷ lục thế giới mới, nóng gấp 8 lần lõi Mặt trời tự nhiên

Mặt trời nhân tạo của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới: Đạt được nhiệt độ plasma 120 triệu độ C trong thời gian 101 giây.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất