Cựu ứng viên tổng thống Mỹ: Năm 2020, người Mỹ sẽ chọn lựa giữa ‘nghèo đói hoặc thịnh vượng’

Ông Herman Cain – Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia và cựu ứng viên tổng thống Mỹ gốc Phi – nhận định những gì người Mỹ sẽ định đoạt trong cuộc bầu cử năm 2020 không chỉ là một vị tổng thống, mà đó còn là một sự lựa chọn giữa sự nghèo đói hay thịnh vượng, theo The BL.

21:30 21/11/2019

Trong một bài bình luận đăng trên Tạp chí The Western Journal, Cain đã rà soát một lượt các chính sách do Tổng thống Donald Trump thực thi kể từ đầu nhiệm kỳ, và các tác động của chúng đến các chỉ số kinh tế của nước Mỹ.

“Trong hàng thế hệ, người dân đã nhận được những lời hứa suông của các ứng viên Đảng Dân chủ, những người cam kết đấu tranh cho các nhóm thiểu số và giúp đỡ cộng đồng người Mỹ gốc Phi, nhưng lại quay ngoắt và phớt lờ chúng ta ngay sau khi lên nắm quyền”, ông Cain nhận định trong bài viết.

Tuy nhiên, chính trị gia kiêm nhà hoạt động này cũng nói, Tổng thống Trump thì không như vậy.

“Tổng thống Trump đã ưu tiên đặt người dân Mỹ lên trên hết ngay từ ngày đầu tiên, và kết quả thu được thì thật ngạc nhiên”, ông nhận định.

Bãi bỏ các quy định

Cain đã dẫn chứng việc giảm thiểu các quy định “mà đã từng một thời bóp nghẹt các doanh nghiệp Mỹ bằngcác thủ tục quan liêu dưới thời Tổng thống Obama. Tổng thống Trump đã tạo nên một sự bùng nổ việc làm mới, khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đến mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua”.

Cắt giảm thuế

Tháng 12/2017, chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành Đạo luật Cắt giảm thuế và Kiến tạo Việc làm (Tax Cuts and Job Act – TCJA), có thể coi là một đạo luật cải tổ thuế quan trọng nhất trong hơn 3 thập kỷ.

Quy định này bao gồm một loạt các đạo luật cắt giảm thuế, áp dụng cho cả thu nhập cá nhân lẫn doanh nghiệp, đã mang lại khoản tiết kiệm trung bình 2.917 USD mỗi năm cho các gia đình trung lưu ở Mỹ, ông Cain cho hay.

Khu vực cơ hội kinh tế

Ngoài việc cắt giảm thuế, Cain còn dẫn chứng chương trình Opportunity Zones (Khu vực cơ hội kinh tế) mà tổng thống thực thi để kích thích tăng trưởng kinh tế ở những khu vực khó khăn trên khắp nước Mỹ.

Chương trình này cung cấp các gói giảm thuế và ưu đãi cho việc thành lập doanh nghiệp tại các khu vực hoặc cộng đồng kinh tế khó khăn.

Theo ông Cain, các số liệu ước tính cho thấy một sự tăng trưởng 100 tỷ USD nguồn vốn đầu tư vào khu vực tư nhân, tạo ra hàng ngàn việc làm mới và hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các nhóm thiểu số Mỹ

Nhiều biện pháp được đề cập bên trên đã đem đến tác động tích cực đối với các nhóm thiểu số đang trong cảnh thất nghiệp và chịu các định kiến xã hội, chẳng hạn như những người Mỹ gốc Phi.

Do đó, dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng này đã giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận, chỉ còn 5,5% sau khi hơn 1 triệu việc làm mới được tạo ra cho cộng đồng này, từ đó giảm thiểu khoảng cách giữa những người da trắng và da đen xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Cải cách tư pháp hình sự

Một đạo luật khác được Tổng thống Trump thực hiện là Đạo luật First Step Act (Bước đầu tiên), một biện pháp nhằm tìm cách giảm thiểu tỷ lệ tái phạm bằng cách cải thiện điều kiện sinh hoạt trong tù, giúp những người phạm tội hòa nhập xã hội tốt hơn sau khi mãn hạn.

Ngoài ra, còn có các cải tổ trong bản án được tuyên, vốn đôi khi khá bất công đối với các nhóm thiểu số và tội phạm ma túy bất bạo động, và thiết lập các điểm cộng cho khả năng phóng thích trước kỳ hạn nếu có biểu hiện tốt trong tù.

“Thật đáng buồn, các chính sách này sẽ lụi tàn nếu Đảng Dân chủ bước chân vào Nhà Trắng năm 2020 – điều đó chẳng khác nào phá bỏ đi sự thịnh vượng kinh tế mới nhen nhóm của chúng ta, cùng lúc tăng thêm hàng nghìn tỷ USD tiền thuế để tài trợ cho những món chi tiêu ‘trời ơi đất hỡi’ của một bộ máy chính phủ cồng kềnh tiềm tàng như Green New Deal và Medicare for All”, ông Cain cho hay.

“Tôi là một thành viên đáng tự hào của Liên minh Tiếng nói Người da đen ủng hộ Tổng thống Trump (Black Voices for Trump coalition) vì tôi không muốn phải đối mặt với số phận khủng khiếp mà Đảng Dân chủ đang chuẩn bị cho nước Mỹ”, ông nói tiếp.

“Một sự lựa chọn giữa nghèo đói hay thịnh vượng không phải là một lựa chọn khó khăn đối với tất cả mọi người – bởi một lá phiếu cho Tổng thống Trump sẽ là một lá phiếu để duy trì sự thịnh vượng hiện tại của chúng ta trong ít nhất 4 năm nữa”, ông nhận định.

Tags:
15 ngôi nhà đắt đỏ nhất nước Mỹ, giá từ 99 đến 240 triệu USD

15 ngôi nhà đắt đỏ nhất nước Mỹ, giá từ 99 đến 240 triệu USD

Theo Business Insider, các căn nhà đắt đỏ nhất ở Mỹ được bán với giá từ 99 triệu USD đến 240 triệu USD. 14 trong số đó nằm ở Florida, New York và California.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất