Danh y 104 tuổi: Trong 4 bí quyết để sống thọ khỏe mạnh, dưỡng đức phải là số một!
Danh y Đặng Thiết Đào đã sống thọ 104 tuổi và có thể làm việc như một bác sĩ trong hơn 80 năm, trước khi ông mất vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn. Đây là 4 bí quyết rất đáng tham khảo.
20:30 06/10/2020
Giáo sư Trâu Húc (Zou Xu), Phó Giám Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Quảng Đông (TQ), đã đánh giá rất cao các phương pháp dưỡng sinh chủ động và cách bảo tồn sức khỏe theo y học cổ truyền Trung Quốc mà ông Đặng Thiết Đào – quốc y đại sư thọ 104 tuổi đã tâm huyết áp dụng cho bản thân trong cuộc đời dài hơn một thế kỷ của mình.
Trong khi chẩn đoán và điều trị, danh y họ Đặng đã đúc rút ra rất nhiều kinh nghiệm dưỡng sinh, có thể tóm tắt trong 4 lĩnh vực chính: Dưỡng đức, dưỡng tâm, dưỡng tì vị (lá lách, dạ dày) và bồi bổ thận.
Một trong những yếu tố đáng chú ý nhất, đó là việc danh y Đặng Thiết Đào đặt vị trí dưỡng đức đứng đầu tiên trong những thứ cần nuôi dưỡng và chăm sóc để có sức khỏe trường tồn. Tại sao lại như vậy?
Theo giáo sư Húc, cái đức cao thượng là thứ có thể nắm giữ tinh thần của con người, từ đó điều khiển toàn bộ cơ thể, làm cho cơ thể bình thản, sảng khoái, thông khí huyết, luôn luôn vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc.
Sau đây là 4 yếu tố cốt lõi trong việc dưỡng sinh của Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào, thọ 104 tuổi.
1, Dưỡng Đức phải đứng đầu tiên trong việc dưỡng sinh
Đạo đức cao thượng có thể làm cho con người bình tĩnh, sảng khoái, để cơ thể thông khí huyết, có lợi cho việc phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
2, Đứng vị trí thứ hai trong dưỡng sinh là tu tâm
"Nở một nụ cười, trẻ lâu trăm tuổi." Là một con người, bạn phải có những sở thích, chẳng hạn như thư pháp, âm nhạc và luôn luôn giữ thói quyen nhắm mắt để dưỡng thần. Đừng nhìn chằm chằm vào điện thoại, hãy cố gắng đi ngủ sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc.
3, Bước thứ ba trong dưỡng sinh là chăm sóc tốt lá lách và dạ dày
Ăn nhiều rau và trái cây tươi. Không nên ăn uống thiếu khoa học, tùy tiện. Hãy duy trì việc hấp thụ càng nhiều nguyên tố vi lượng càng tốt, hạn chế ăn đồ ăn lạnh.
Để bồi bổ lá lách, ông Đặng bắt đầu tập bài "Bát đoạn cẩm" sau khi ông 50 tuổi, thường xuyên xoa bụng cũng có thể cải thiện chức năng đường ruột và dạ dày, mỗi ngày nên xoa bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 50 lần.
4, Bước thứ tư trong dưỡng sinh chính là dưỡng thận
Đi dạo vào buổi trưa để bổ thận tráng dương, phơi nắng lúc 6 - 10 giờ sáng có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ huyết ứ, phơi nắng lúc 4 - 5 giờ chiều có thể giúp bổ sung canxi.
Vào những ngày đẹp trời và có chút nắng đẹp, danh y Đặng Thiết Đào thường đi bộ nhàn nhã quanh không gian thoáng đãng ở tầng một vào buổi trưa (11: 00-12: 00) trước khi ăn trưa, đặc biệt là vào những ngày hè.
Đi bộ ở mức cơ thể đổ một chút mồ hôi nhẹ là được, khi trời nắng ấm vừa phải, dễ chịu. Danh y Đào gọi đây là "bí quyết dưỡng sinh đi bộ đón nắng vào buổi trưa".
Tại sao chúng tôi lại khuyên người trung niên và người cao tuổi nên "đi bộ đón nắng vào buổi trưa"? Có bị ngược với những lời khuyên thông thường không?
Trong quan niệm của Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, buổi trưa là thời điểm dương khí mạnh nhất trong ngày, dương khí của cơ thể cũng đã đạt đến trạng thái tương đối mạnh trong ngày, lúc này đi dạo dưới nắng có thể dễ dàng kích thích dương khí của cơ thể.
Ngoài ra, nếu quay lưng hướng về phía mặt trời khi đi bộ sẽ giúp dương khí của cơ thể rất mạnh. Do đó, đi bộ dưới ánh nắng ấm áp và sáng sủa vào buổi trưa có thể thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường dương khí cho cơ thể.
Người cao tuổi dần dần sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu dương khí, dễ mắc các chứng như sợ lạnh, trúng gió, sắc da xanh xao, khó thở, mệt mỏi, thiếu sinh lực, đau mỏi thắt lưng và đầu gối, tiểu nhiều lần, tiểu nhiều, tiểu đêm. Sử dụng phương pháp đi bộ này có thể nâng cao thể trạng của người cao tuổi.
Tất nhiên, những buổi đi dạo giữa trưa cũng phù hợp với giới trẻ.
Dương khí, đại diện cho sức sống của vạn vật và tất nhiên bao gồm sức sống trong cơ thể của người trẻ, nhưng đôi khi chúng vận hành không được suôn sẻ. Trong trường hợp này, người trẻ cũng nên đi dạo ngoài trời từ nửa giờ đến một giờ vào buổi trưa để cải thiện sự lưu thông của khí và huyết, tiếp thêm sinh lực cho cơ thể và dần dần, dương khí sẽ được cải thiện.
Khi đi bộ sau bữa ăn trưa dưới trời nắng nhẹ, các triệu chứng suy nhược cơ thể do thiếu dương khí như đã nêu ở trên sẽ dần dần giảm đi, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.
Phương pháp đi bộ buổi trưa thích hợp với những người có thể chất thiếu dương khí, bệnh mãn tính lâu ngày làm cho cơ thể suy nhược, dương khí yếu, suốt ngày buồn ngủ, mệt mỏi, những người lúc nào cũng uể oải.
Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với những người có cơ địa thiếu âm, dương nhiệt và một số người thiếu âm, dương hư như cơ thể bị mất dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nói chung, nếu không có chống chỉ định đặc biệt nào thì nó phù hợp với người già, trẻ nhỏ, người có thể lực yếu. Trong việc chọn mùa để đi bộ, Trung y nói rằng "xuân hạ dưỡng dương", vì vậy phương pháp này thích hợp để thực hiện vào mùa xuân và mùa hè.
*Theo Health/163
Link nguồn: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/danh-y-104-tuoi-trong-4-bi-quyet-de-song-tho-khoe-manh-duong-duc-phai-la-so-mot-162200510153541383.htm
Donald Trump xuất viện
Tổng thống Mỹ rời Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed sau 4 ngày nhập viện vì nhiễm Covid-19 và trở về Nhà Trắng để tiếp tục điều trị.