Đầu bếp Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên lấy cảm hứng từ truyền thống tạo nên hương vị vừa mới lạ, vừa hoài cổ
Các món ăn sẽ là sự sáng tạo của một đầu bếp người Mỹ gốc Á thế hệ đầu tiên, người đã lớn lên với những món ăn truyền thống lâu đời nhưng cũng rất thích đồ ăn nhanh.
09:36 27/06/2023
Vừa mới lạ vừa hoài cổ
Tuan "Ni" Nguyen có một tuổi thơ rất khác so với những trải nghiệm của cha mẹ anh. "Tôi không ăn phở ở Việt Nam. Tôi ăn phở ở Quận Cam", đầu bếp người Mỹ gốc Việt thế hệ đầu tiên sinh ra ở California, nói.
Nhà hàng món Việt hiện đại của Tuan Nguyen có tên Sắp Sửa chắc chắn là sự sáng tạo của một đầu bếp người Mỹ gốc Á thế hệ đầu tiên, người đã lớn lên với những món ăn truyền thống lâu đời nhưng cũng rất thích đồ ăn nhanh. Đối với Ni, truyền thống không phải là giới hạn, mà là nguồn cảm hứng.
Những trải nghiệm với ẩm thực truyền thống của Ni đã truyền cảm hứng cho các món ăn tại Sắp Sửa, nơi anh sở hữu cùng với vợ là Anna Nguyen - đầu bếp kiêm thợ làm bánh của nhà hàng. Anna cho biết Sắp Sửa đã mất 10 năm để thực hiện.
Được quảng cáo là món ăn Việt Nam "phi truyền thống", Ni giải thích rằng trong thực đơn của Sắp Sửa, mỗi món ăn đều được lấy cảm hứng từ một món ăn truyền thống, và điểm hấp dẫn là hương vị của Sắp Sửa vừa mới lạ vừa hoài cổ.
Món hamachi crudo, được lấy cảm hứng từ chả cá
Các kỹ thuật phá cách và thẩm mỹ ẩm thực cao cấp mời gọi những người mới biết đến ẩm thực Việt Nam thể hiện sự tò mò về ẩm thực. Đối với Anna, ví dụ hoàn hảo về điều này là món hamachi crudo, được làm từ nghệ, leche de tigre (một loại nước sốt làm từ nước chanh, muối và hạt tiêu để sử dụng cho món gỏi), nước mắm, mắm tôm và thì là, trong khi phiên bản truyền thống, chả cá thường được biết đến là cá nướng.
Bằng cách duy trì hương vị tương tự, hai người hy vọng rằng nếu thực khách yêu thích Sắp Sửa, họ sẽ cảm thấy được khuyến khích đến các nhà hàng Việt Nam khác ở Denver để trải nghiệm các món ăn truyền thống.
"Chúng tôi có thể đóng vai trò như một cánh cửa để mọi người hiểu hơn về văn hóa Việt Nam và trải nghiệm các món ăn truyền thống của Việt Nam", Ni nói.
Anna, trước đó là một đầu bếp bánh ngọt, đã phát triển các món tráng miệng của nhà hàng với sự kiên nhẫn. Một trong những món mang lại thành công cho Anna là chè sương sáo.
Món chè sương sáo
"Tôi nghĩ nó thực sự mang cảm giác Việt Nam, nhưng cũng mang phong cách của tôi, điều đó thật tuyệt", Anna nói về sự sáng tạo của mình. "Bởi vì bạn không muốn đánh mất chính mình, nhưng bạn cũng không thể làm giảm giá trị của cả một nền văn hóa", cô nói thêm.
Thu hẹp khoảng cách giữa hiện đại và truyền thống
Tuan Nguyen khám phá ra niềm đam mê nấu nướng khi bắt đầu làm việc trong bếp tại nhà hàng phở của mẹ anh và vẫn còn đang theo học ngành y tá. Anh gặp Anna khi đang theo học trường dạy nấu ăn tại Trung tâm ẩm thực quốc tế ở Caliornia.
"Tôi yêu anh ấy cùng lúc với món ăn (Việt Nam). Tôi yêu những hương vị tươi sáng, tôi yêu các loại thảo mộc, tôi yêu sự kết hợp của vị ngọt và chua", Anna nói.
Bất chấp những thử thách, Tuan Ni Nguyen nói rằng họ đã học được từ những thất bại và thành công của mình. Với mỗi sự kiện quảng bá, cặp đôi đã "mài giũa" hương vị, sắp xếp hợp lý danh sách chuẩn bị và quy trình làm việc, rồi cuối cùng xây dựng một thực đơn đầy đủ.
"Tôi nghĩ anh ấy đã thu hẹp khoảng cách của quan niệm món ăn Việt Nam phải đúng như truyền thống mới ngon", Anna nói.
"Đó là cảm giác mà chúng tôi muốn mang đến cho những vị khách lớn lên ở Việt Nam và muốn thấy mình được đại diện trong cộng đồng ẩm thực", Tuan Ni Nguyen nói với The Denver Post.
Cuối cùng, Anna và Ni tin vào việc sử dụng không gian một cách chân thực nhất có thể, với trách nhiệm cân bằng bản sắc cá nhân và đại diện văn hóa. Ni nhấn mạnh rằng không có nền văn hóa nào là cứng nhắc và không có sự tiếp biến.
pv
H'Hen Niê sang nước ngoài được fan quốc tế săn đón: Sức hút đáng nể
Đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 và lọt top 5 Miss Universe 2018, H'Hen Niê được đánh giá là nàng Hậu có màn chứng minh bản thân ngoạn mục nhất nhì làng hương sắc Việt.