Đâu là nghịch lý lớn nhất của sự giàu có mà hầu hết mọi người không nhận ra?
Bài viết dịch từ CNBC của Ramit Sethi, tác giả cuốn sách bán chạy nhất của New York Times, “Tôi sẽ dạy bạn trở nên giàu có” ,người đã là một bậc thầy tài chính cho hàng triệu độc giả ở độ tuổi 20, 30 và 40. Dân trí xin giới thiệu với độc giả.
12:30 27/10/2019
Thay đổi là một quá trình luôn luôn xảy ra liên tục trong cuộc sống. Từ lúc sinh ra cho đến khi già đi, chúng ta liên tục thay đổi cách ăn mặc, những gì chúng ta ăn, nơi chúng ta sống và hay những mối quan hệ của chúng ta.
Tuy nhiên, khi nói đến cách chúng ta sử dụng thời gian và tiền bạc của mình - đặc biệt là đối với những người có thu nhập cao và những người giàu có - chúng ta có xu hướng thường chống lại sự thay đổi nhiều hơn.
Ở đây, có một kịch bản nhỏ để minh họa quan điểm của tôi: Tôi có một người bạn kiếm được hơn 750.000 đô la (hơn 17 tỷ đồng) một năm. Anh ấy yêu công việc của mình, nhưng nếu bạn hỏi anh ấy phàn nàn về điều gì nhất, thì đó là: “Tôi quá bận rộn”.
Vì vậy, hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi khi tôi đến thăm anh ấy vào một ngày và chỉ vào những chiếc túi trên kệ bếp của anh ấy.
“Chào anh, tôi vừa trở về từ cửa hàng tạp hóa” anh nói.
Sau một thoáng bất ngờ, tôi hỏi, “Anh đã bao giờ nghĩ đến việc thuê người khác đi mua hàng tạp hóa hộ chưa?”
“Anh ấy nhìn tôi kì lạ. Trả tiền để có người đi mua hộ hàng tạp hóa cho mình? Những người giàu sẽ làm điều đó?”
Đây là một người trưởng thành kiếm được 750.000 đô la một năm, nhưng cư xử như thể anh ta vẫn kiếm được chỉ 50.000 đô la.
Nghịch lý ẩn giấu của tiền và thời gian
Khái niệm mua lại thời gian là một trong những khái niệm tăng năng suất mạnh mẽ nhất mà tôi đã học được khi là chủ của một doanh nghiệp.
Mua lại thời gian của bạn chính là sự tiện lợi: Bằng cách chi tiêu tiền cho những việc như đi xe đến chỗ làm, có những bữa ăn sẵn hoặc thuê người quản gia, bạn mới thực sự tiết kiệm tiền vì bạn đã lấy lại số thì giờ mà bạn thường dành để làm những việc bạn lãng phí thời gian, trong khi, với số thì giờ được mua lại đó, bạn có thế kiếm được số tiền nhiều hơn việc bạn bỏ ra.
Hầu hết những người có thu nhập cao không nhận ra hiệu quả của việc mua lại thời gian. Kết quả là, những người có thu nhập cao đó không bao giờ thay đổi cách tiếp cận công việc và cuộc sống cá nhân của họ.
Đây là một nghịch lý rất lớn khi kiếm được nhiều tiền: Nhiều người cho rằng họ coi trọng thời gian hơn tiền, nhưng nếu bạn nhìn vào lịch làm việc của họ, bạn sẽ thấy điều ngược lại.
Mua lại thời gian của bạn không phải là một hành động kiêu ngạo
Tôi đã từng chế giễu những người mua vé máy bay hạng nhất và nghĩ, “Tại sao mọi người lại tiêu một số tiền điên rồ một cái gì đó quá vô nghĩa? Tất cả chúng ta đều có cùng một điểm đến”
Nhưng thực sự, những người đó không ngu ngốc. Họ là những người có thu nhập cao, họ hiểu giá trị theo một cách khác so với trước.
Nếu bạn kiếm được 40.000 đô la một năm, ví dụ, chi 5.000 đô la cho chuyến bay hạng nhất là điên rồ. Nhưng nếu bạn là một CEO kiếm được 450.000 đô la một năm, điều đó hoàn toàn hợp lý.
Trong kinh doanh, những niềm tin sai lệch về thời gian và tiền bạc có thể khiến bạn phải trả giá đắt.
Đôi khi, những người mua lại thời gian của họ được coi là một hành động “thể hiện”. Nhưng đoán xem? Nhiều người trong chúng ta đã làm điều đó:
Ăn tại nhà hàng thay vì nấu ăn ở nhà
Thay dầu xe thay vì tự làm
Đi taxi thay vì đi bộ hoặc đi phương tiện công cộng
Tôi cá rằng một số bạn làm những việc này mỗi tuần và không coi đó là việc mua lại thời gian của bạn. Nhưng thực ra bạn đang chi tiêu cho “sự thuận tiện” nên bạn có thể tập trung vào việc đạt được kết quả và có thời gian cho những thứ quan trọng hơn.
Hãy thử đi mua lại thời gian nếu có thể, và nó sẽ thay đổi cuộc sống của bạn
Điều quan trọng là hãy tự hỏi: Tôi phải làm gì với thời giờ tôi mua được?
Bạn nhận được gì nếu bạn có thêm ba giờ trống mỗi tuần? Bạn có thể dành thời gian cho gia đình của bạn? Bạn có làm những việc bạn thực sự thích, như nấu bữa ăn của riêng bạn hoặc sáng tác nhạc không?
Nếu bạn đang kiếm được nhiều tiền, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất một giờ mỗi tuần. Hãy suy nghĩ về tất cả những công việc mà bạn ghét (ví dụ: giặt giũ, mua sắm tạp hóa, nấu nướng), nơi bạn có các giải pháp tuyệt vời có sẵn để có thể thuê ngoài hoặc hệ thống hóa công việc.
Thùy Dung
Theo CNBC
Đàm phán ‘dậm chân tại chỗ’, ông Trump tuyên bố áp thuế 300 tỷ USD hàng Trung Quốc
Trong một động thái có phần bất ngờ khi các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/8 tuyên bố áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc từ ngày 1/9.