Đậu tương Mỹ đau đáu nỗi lo mất khách

Giám đốc điều hành Hiệp hội đậu tương ở Mỹ liên tục tới Trung Quốc để thúc đẩy các hợp đồng đậu tương trong tương lai.

03:00 09/07/2019

Kirk Leeds - Giám đốc điều hành của Hiệp hội đậu tương Iowa mới đây cho biết, ngành nông nghiệp Mỹ phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thương chiến Mỹ- Trung.

Dau tuong My dau dau noi lo mat khach

Nông dân Mỹ đau đáu tìm nguồn nhập khẩu đậu tương thay thế Trung Quốc

Theo ông Kirk Leeds, ông vẫn tiếp đón những người mua đậu nành Trung Quốc tiếp tục đến thăm Iowa nhưng lượng khách đã ít đi đáng kể từ khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu. Những người mua này vẫn đang cố gắng cung cấp nguồn protein chất lượng được sử dụng vào thức ăn chăn nuôi tại Trung Quốc với mức giá hợp lý.Do tranh chấp thương mại căng thẳng, đậu tương Mỹ xuất sang Trung Quốc giảm đến 74% tính theo khối lượng. Brazil nhanh chóng lấp vào khoảng trống nhập khẩu này. Giá đậu tương Mỹ mới đây rớt xuống mức thấp nhất trong 7 năm.

"Họ đang cố gắng xây dựng sự nghiệp và tất cả chúng ta đều bị cuốn vào trận chiến địa chính trị khổng lồ này" - ông Leeds nói.

Lãnh đạo Hiệp hội đậu tương Iowa là một trong những người thẳng thắn phê bình Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng nông nghiệp như một công cụ thương lượng.

"Nông dân đang cảm thấy mệt mỏi với những thăng trầm từ các cuộc đàm phán thương mại" - ông Leeds nói thêm.

Ông Kirk Leeds cho rằng, Mỹ cáo buộc chính quyền Trung Quốc trộm cắp tài sản trí tuệ Mỹ và sử dụng cuộc chiến thương mại để đòi lại điều đó. Quan điểm này là một sự sai lầm. Nó sẽ không đi tới đâu trong khi chỉ có nông dân Mỹ là chịu thiệt.

"Bạn nghĩ rằng, sử dụng một cuộc chiến thương mại có thể làm thay đổi cơ bản trong xã hội Trung Quốc? Đó là điều không thể xảy ra" - ông Leeds nhận định.

Khi ông Leeds nhìn lại 30 năm làm việc với những nông dân Mỹ trồng đậu nành, ông nghi ngờ xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc khó có thể tăng trưởng trong năm nay. Trung Quốc đã có thể mua thêm đậu nành từ Ukraine, Brazil và Argentina nhằm bù đắp doanh thu sẽ mua của Mỹ. Một phần cũng do dịch bệnh tả lợn Châu Phi khiến nhu cầu đậu tương cho thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc giảm xuống.

Một trong các nỗ lực tương tự là ông Jim Sutter - chủ nông trại tại Colorado, đồng thời là Giám đốc điều hành Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ.

Ông Jim Sutter đã tới trụ sở của một trong những công ty kinh doanh ngũ cốc lớn nhất Trung Quốc tại Bắc Kinh và tiến hành thương thảo về mặt quan điểm đối với hoạt động nhập khẩu đậu tương một khi chiến tranh thương mại có chiều hướng tốt lên.

Ông cho biết, ông tới Trung Quốc để trấn an người mua Trung Quốc rằng nông dân Mỹ không hề có ý định gì xấu và sẵn sàng nối lại việc làm ăn kinh doanh quy mô lớn một khi chiến tranh thương mại kết thúc. Ngay cả nhiều đối tác mà ông gặp gỡ tại Trung Quốc cũng đồng thuận rằng sẽ thật tốt khi nối lại công việc kinh doanh.

Đậu tương đã luôn được đưa vào các cuộc đàm phán thương mại: Trước khi hai bên đồng ý nối lại đàm phán thương mại vào tuần trước, chính quyền Tổng thống Trump cho biết phía Trung Quốc đã mua 544 nghìn tấn đậu tương chỉ ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump gặp gỡ bên lề một hội nghị tại Nhật Bản vừa qua.

, người vốn nhận được ủng hộ nhiệt tình từ các nông dân Mỹ, đã kêu gọi nông dân Mỹ yêu nước chấp nhận hy sinh để nước Mỹ có thể cải thiện vị thế thương mại với Trung Quốc.

Thỏa thuận nối lại đàm phán thương mại trong đó có bao gồm cam kết từ phía Trung Quốc trong việc mua lượng lớn nông sản Mỹ, theo khẳng định của Tổng thống Trump.

Dù vậy, các biện pháp trả đũa thuế quan mà Trung Quốc áp với đậu tương Mỹ vẫn được duy trì, nông dân Mỹ vì vậy khó khăn với hàng tỷ USD doanh thu hao hụt khi không bán được hàng cho Trung Quốc.

Theo: Baodatviet

Tags:
Mạnh tay với TQ gấp 1.000 lần 'cuộc chiến gà' năm xưa với Châu Âu, Mỹ sẽ nhận đòn đau tương xứng?

Mạnh tay với TQ gấp 1.000 lần "cuộc chiến gà" năm xưa với Châu Âu, Mỹ sẽ nhận đòn đau tương xứng?

Những đòn giáng thuế quan của ông Trump nhằm vào Trung Quốc kể từ đầu năm nay có quy mô lớn hơn 1.000 lần so với xung đột thương mại Mỹ-châu Âu hồi thập niên 60.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất