Đế chế Nails của người Việt điêu đứng
Covid-19 đã hủy hoại nhiều ngành nghề, trong đó có nghề làm nail (móng chân, móng tay), vốn là “cần câu cơm” của bao thế hệ người Việt ở Mỹ.
22:00 17/04/2021
Gia đình Tran Nguyen Wills đã theo đuổi nghề làm nail từ rất lâu. Mẹ cô cùng nhiều người họ hàng đã tới Mỹ từ mấy chục năm trước và tìm được việc làm trong một ngành công nghiệp làm đẹp dễ dàng cho những người nhập cư hạn chế về tiếng Anh hòa nhập để tạo dựng cuộc sống.
Tran Nguyen Wills là chủ tiệm Base Coat Nail Salon. Ảnh: The Washington Post
Khi lớn lên, Tran Nguyen Wills không lựa chọn khác theo ý cha mẹ mà tiếp tục làm móng. Cô mở 2 tiệm ở Colorado và hợp tác với tập đoàn thời trang Nordstrom mở thêm 13 tiệm nữa trên toàn quốc. Cô theo đuổi triết lý kinh doanh bán các sản phẩm an toàn và sử dụng lao động công bằng.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tràn tới và tàn phá các chủ doanh nghiệp nhỏ như Wills. Người phụ nữ 39 tuổi này buộc phải đóng cửa hai cửa tiệm ở Nam California và hứng chịu doanh thu giảm mạnh 80%.
"Cuộc sống của chúng tôi sụp đổ", người mẹ bốn con buồn rầu nói.
người Việt thống trị nghề nail ở Mỹ
Cũng như Tran Nguyen Wills, rất nhiều thế hệ người Việt ở Mỹ đã lựa chọn nghề làm móng để mưu sinh và gây dựng cơ nghiệp.
Thông tin từ tạp chí Nails cho biết, người Mỹ gốc Việt nắm giữ hơn 40% ngành nail tại đất nước này. Theo Statistics, người Việt đang làm chủ 65.000 tiệm nail trên đất nước cờ hoa. Riêng tại bang California, có đến 80% số chủ tiệm nail và thợ làm nail là người Mỹ gốc Việt.
Biểu đồ số người Việt nhập cư ở Mỹ trong khoảng thời gian 1980-2017
Báo chí đưa tin, người đẹp Hollywood Tippi Hedren chính là người khởi xướng cho nghề làm móng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Vào những năm 1970, trong chuyến tới thăm ngôi làng Hy Vọng nằm ở thành phố Sacramento, thủ phủ bang California với tư cách một nhân viên cứu trợ quốc tế, bà đã gặp khoảng 20 phụ nữ Việt Nam. Họ tỏ ra thích thú với bộ móng tay của bà.
Tippi Hedren bèn giúp họ học nghề làm nail, đưa thợ tới đào tạo hàng tuần và thuyết phục trường Citrus Heights Beauty nhận 20 phụ nữ gốc Việt làm sinh viên để được hành nghề một cách chính thức.
Đến nay nghề làm móng đã trở thành một đế chế quyền lực của người Việt trên đất Mỹ. Họ đã mở đường phong trào kinh doanh tiệm nail và thống trị hẳn ngành này tại Mỹ, đem về hàng tỷ đôla. Với đức tính cần mẫn, đôi bàn tay khéo léo, họ đã biến nghề này thành một môn nghệ thuật làm đẹp sáng tạo đỉnh cao.
Màu sắc thể hiện số người Việt định cư ở các bang của Mỹ trong khoảng thời gian 2012-2016
Điêu đứng vì Covid-19 và thù ghé t sắc tộc
Nhưng đại dịch toàn cầu ập đến khiến mọi thứ bị đảo lộn.
Việc làm ít đi, tiền thuê mặt bằng tăng lên khiến các tiệm nail phải vật lộn để tồn tại giữa các lệnh đóng cửa và mở cửa trở lại. Dù có dự báo kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sau đại dịch nhờ tiêm ngừa Covid-19, nhưng đó là câu chuyện tương lai.
Theo báo Washington Post, đối với nhiều người Mỹ gốc Á nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng, một năm qua ngập đầy thương tổn không chỉ trực tiếp vì Covid-19, mà còn bởi làn sóng kỳ thị cho rằng họ là nguồn cơn phát tán dịch bệnh. Họ đang đứng trước nỗi lo trở thành nạn nhân tiếp theo của nạn th ù ghé t s.ắc t.ộc.
Một góc tiệm nail ở Mỹ.
Những gì diễn ra trong vụ x.ả s.úng ở Atlanta cho thấy, người Mỹ gốc Á có thể trở thành nạn nhân có thể đến bất cứ lúc nào.
Trên tài khoản Instagram cá nhân, Tran Nguyen Wills viết rằng cô đã nhìn thấy từ các nạn nhân hình ảnh của chính mình và của những người thân, họ hàng, bạn bè gốc Á. Người phụ nữ này cho biết, "ngay cả trong ngành công nghiệp mà người Mỹ gốc Á thống trị, tôi vẫn cảm thấy bản thân là người vô hình".
"Tôi cảm thấy mình cần lên tiếng nhiều hơn, nói với những người xung quanh rằng chớ quên mất chúng tôi (người gốc Á)", Tran Nguyen Wills bày tỏ và cô đã bắt tay vào hành động, bằng cách chia sẻ những thông điệp chống phân biệt ch ủng t ộc trên mạng xã hội và trong cộng đồng địa phương.
Theo Washington Post, nữ chủ tiệm nail này thậm chí đang cân nhắc tranh cử một vị trí trong hệ thống chính quyền, có thể là cơ quan lập pháp bang Colorado, nơi chưa có đại diện nào là người gốc Việt.
Sau khi Wills mở tiệm Base Coat năm 2013, cô phát triển thành 2 cơ sở ở Denver và 13 tiệm nữa trên toàn Mỹ thông qua hợp tác với Nordstrom. Ảnh: Washington Post
Với ước tính 2,2 triệu người sống tại Mỹ, người gốc Việt hiện là cộng đồng thiểu số lớn thứ tư tại Mỹ, sau người Mỹ gốc Hoa, gốc Ấn Độ và gốc Philippines, theo Cục Điều tra dân số Mỹ. Kể từ năm 1975, số người Việt đến Mỹ tăng gấp đôi mỗi 10 năm và cho đến những năm 2000, tốc độ gia tăng là 26%.
Hầu hết người Mỹ gốc Việt chủ yếu sinh sống tại 4 bang với số lượng người Việt ở mỗi bang là California, Texas, Washington và Florida. So với các cộng đồng khác, số lượng người gốc Việt tại Mỹ có công ăn việc làm khá cao với thu nhập trung bình xấp xỉ 63.200 USD/năm, trong khi các nhóm di dân khác là gần 56.000USD và người Mỹ bản địa là 60.800USD.
Pv
Cuộc sống của người yêu cũ Bằng Kiều trên đất Mỹ sau 2 năm chia tay, bán 100 tổ phở mỗi ngày, quen Việt kiều hơn 11 tuổi
Hoa hậu Dương Mỹ Linh dành hơn 10 tiếng mỗi ngày để chế biến món phở bò hương vị Bắc phục vụ khách hàng gồm cả người quen lẫn người lạ.