Đề xuất mới của tổng thống Trump về luật di trú Mỹ
Để chấm dứt cuộc tranh luận gay gắt về Luật di trú , Tổng thống Donald Trump đã đề xuất một thỏa thuận.
13:00 10/02/2018
Tổng thống sẽ ân xá cho khoảng 1,8 triệu người, gọi là Dreamers – những người trẻ tuổi đã bị đưa vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp khi còn nhỏ – để đổi lấy 25 tỷ đô la cho bức tường được xây dựng ở biên giới phía Nam và các biện pháp cưỡng chế thi hành khác; xoá bỏ chương trình xổ số thị thực (chương trình DV) cung cấp 50.000 visa mỗi năm, bằng việc tái phân bổ một số thị thực cho những người di dân có tay nghề cao; và hạn chế di cư theo chuỗi bằng cách “giới hạn visa cấp cho chương trình bảo lãnh định cư gia đình chỉ còn cho vợ/chồng và con chưa thành niên.”
Không có gì đáng ngạc nhiên, những người ủng hộ của cả hai cả hai phe đã lập luận rằng đây là một việc làm kinh khủng: Một bức tường không phải là kiểu Mỹ và sẽ không bao giờ có hiệu quả; các hạn mức quy định về bảo lãnh định cư là một sự phân biệt đối xử; và chính sách ân xá tạo ra những sự khuyến khích sai lầm đối với người nhập cư Mỹ tiềm năng ở nước ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề nữa với đề xuất này là nó có thể sẽ không đủ mạnh để có thể đối phó với sự mở rộng đầy đủ của Luật di trú của nước Mỹ. Những người cho rằng bức tường sẽ không có hiệu quả cũng có quan điểm riêng. Mặc dù bức tường là một biểu tượng mạnh mẽ, và vấn đề biểu tượng thì rất quan trọng, nhưng rõ ràng không lấy gì để có thể đảm bảo rằng là một bức tường sẽ ngăn chặn được người nhập cư bất hợp pháp. Gần một nửa số người nhập cư bất hợp pháp là những người có thị thực quá hạn; họ có thể đến Mỹ tại sân bay Kennedy hoặc sân bay quốc tế Los Angeles với, chẳng hạn như, một thị thực du lịch, sau đó ở lại quá thời hạn qui định và nhanh chóng lẩn tránh mất trên đất Mỹ.
Cách duy nhất để thực sự hạn chế được tình trạng nhập cư bất hợp pháp là yêu cầu tất cả các chủ lao động sử dụng một hệ thống điện tử như E-Verify để xác nhận tình trạng pháp lý của những người lao động mới được thuê, kèm theo những khoản phạt thật nặng đối với chủ lao động vi phạm pháp luật.
Những người lập luận rằng loại bỏ di cư theo chuỗi là phân biệt chủng tộc ném những từ ngữ gây sợ hãi để làm rỗi tung cuộc tranh luận lên. Hệ thống luật pháp hiện tại của nước Mỹ vô tình cấp phép cho một người nhập cư bảo lãnh định cư cho anh trai cô, và sau đó anh ta lại có thể bảo lãnh định cư cho vợ của anh ta, người có thể tiếp tục bảo lãnh cho cha cô, rồi tiếp theo cha cố có thể bảo trợ em gái của ông ấy, vân vân. Đâu mới là sự đúng đắn trong câu chuyện bảo lãnh này nếu việc cho phép một người nhập cư hôm nay ngày hôm nay để cuối cùng dẫn đến một thẻ xanh cho một bà-chị-dì-bên-họ nào nào đó của anh ta?
Cuối cùng, đề xuất của Tổng thống Trump đưa thêm một số quy định về kinh tế vào Luật di trú Mỹ. Điều này sẽ loại bỏ được hình thức xổ số thị thực và tái phân bổ một số các thị thực vào tay người lao động có tay nghề cao. Chừng nào nước Mỹ còn quan tâm đến những lợi ích kinh tế từ nhập cư thì điều này còn đúng đắn. Tuy nhiên, việc tái phân bổ con số dưới 50.000 thị thực sẽ rất khó thực hiện được.
Có lẽ điểm gây phản đối lớn nhất sẽ là bỏ ngỏ việc tranh luận về ba đề xuất trên, và có lẽ nếu như đưa những đề xuất này trở lại cuộc tranh luận về một bộ Luật di trú mới sẽ tạo ra được một thỏa thuận tốt hơn. Cuộc tranh luận về người di cư bất hợp pháp sẽ không bao giờ kết thúc nếu Quốc hội cho ban hành những đề xuất của tổng thống. Nếu chính phủ cấp phép ân xá cho gần hai triệu “Dreamers”, sẽ có ít nhất 9 triệu người nhập cư bất hợp pháp bị bỏ quên “trong bóng tối”. Sẽ chẳng mấy ai ngạc nếu tiếp tục diễn ra một cuộc thảo luận về việc giải quyết tình cảnh khó khăn của 9 triệu người nhập cư bất hợp pháp bằng cách nhấn mạnh vào nỗi đau của họ và buộc các chính trị gia phải chú ý ngay đến tình hình của mình?
Những người có phản ứng chính chống lại việc chuẩn hoá tình trạng của 9 triệu người nhập cư bất hợp pháp có thể sẽ phải chấp nhận việc đó. Sự miễn cưỡng chịu đựng của họ là điều dễ hiểu – nỗ lực cuối cùng của nước Mỹ về ân xá, vào năm 1986, thất bại, và không giải quyết được vấn đề. Nhưng có rất ít người mong muốn việc trục xuất 9 triệu người sẽ diễn ra. Hầu hết những người nhập cư đã từng là hàng xóm của những người dân Mỹ trong nhiều năm, đã tránh xa khỏi những rắc rối pháp lý và đã có gốc rễ sâu trong cộng đồng dân cư.
Có lẽ đưa 9 triệu người đó vào cuộc tranh luận ngày hôm nay sẽ giúp nước Mỹ đạt được một giải pháp tốt hơn cho vấn đề nhập cư tràn lan. Vấn đề thứ hai không nằm trong lần tranh luận này là việc tái cơ cấu Luật di trú cho việc nhập cư hợp pháp trên cơ sở kinh tế một cách hợp lý. Mùa hè năm ngoái, hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Tom Cotton của Arkansas và David Perdue của Georgia, đề xuất một hệ thống mà trong đó những người nhập cư tiềm năng sẽ được xếp loại dựa trên trình độ học vấn, tuổi tác và kỹ năng tiếng Anh của họ và những người vượt qua bài kiểm tra sẽ được cấp phép nhập cư. Hệ thống này chính xác là những gì các nước tiếp nhận nhập cư khác như Canada và Úc làm. Và, cuối cùng, có những vấn đề về số liệu. Chính xác thì nước Mỹ cần bao nhiêu người nhập cư là đủ? Hiện tại con số đó là gần một triệu người mỗi năm.
Các giới hạn về bảo lãnh định cưtheo chuỗi có sẽ thể giảm con số này xuống còn khoảng 400.000 người và gần như là phù hợp với con số được đưa ra trong bản khuyến nghị của ủy ban nhập cư năm 1997 do Barbara Jordan dẫn đầu: 550.000 người nhập cư hợp pháp mỗi năm. Vì vậy, hãy đặt mọi thứ lên bàn tranh luận, bao gồm cả tình trạng của hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp đã nhập tịch là người lớn và thay đổi Luật di trú theo cách có lợi cho kinh tế hơn. Nhưng cũng phải thực tế mà thừa nhận trước rằng con đường để đạt được thỏa thuận sẽ rất gập ghềnh.
Tỉ phú Mỹ gốc Hoa mua Los Angles Times với giá $500 triệu
Một tỉ phú ngành công nghệ sinh học đã mua lại Los Angeles Times, chấm dứt mối quan hệ không hòa hảo của tòa báo này với công ty giám sát ở Chicago và có chủ sở hữu địa phương lần đầu tiên sau 18 năm.