Đến tuổi trung niên tôi nhận ra: Những người không học lái xe, không mua ô tô mới thật sự thông minh
Đây là bài viết của 1 người nêu quan điểm cá nhân đang nhận được nhiều sự chú ý, mình thấy hay nên chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng đọc nhé! Mọi người có đồng tình với quan điểm này không?
22:01 12/01/2025
Nhiều người thừa nhận ngày xưa bản thân cũng như vậy: “Vì cái gọi là thể diện, phô trương và tiện lợi nhất thời, tôi nghiến răng mua một chiếc ô tô”. Nhiều người trong số đó suy nghĩ, nếu có một chiếc ô tô thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, cho đến sau này, cũng có không ít người trong số đó nghiệm ra rằng, có một chiếc ô tô không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Những người xung quanh tôi không học lái xe hay mua ô tô nhưng họ vẫn có 1 cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy đúng nghĩa. Tôi nghĩ đó là sự tỉnh táo thực sự trên đời”, chị Jang (40 tuổi, quê ở Sơn Đông, Trung Quốc) nói.
Chia sẻ về bản thân mình, chị Jang cho biết, chị tốt nghiệp đại học cách đây 15 năm. Sau 4 năm học tập chăm chỉ, chị Jang cũng được làm việc chính thức tại 1 công ty ở thành phố.
Năm thứ 5 đi làm, chị lấy chồng, 1 người cùng quê. Cả 2 cùng làm việc tại 1 thành phố ở thời điểm đó.
“Sau khi kết hôn, để có 1 căn nhà, chúng tôi quyết định chưa sinh con ngay mà thay vào đó là làm việc cật lực để vay vốn và mua một căn hộ nhỏ hai phòng ngủ ở thành phố. Sau khi trả hết tiền thế chấp trong ba năm và cảm thấy bớt căng thẳng hơn, cả 2 mới quyết định sinh em bé”, chị Jang chia sẻ.
“Khi đó, nhiều người khen tôi rất giỏi sắp xếp cuộc sống nhưng tôi vẫn chưa thỏa mãn lắm. Sau khi mua được nhà, tôi lại muốn cuộc sống thuận tiện hơn. Lúc đó tôi nghĩ, nếu có ô tô, cả nhà muốn đi du lịch hay về quê, thậm chí di chuyển trong thành phố cũng rất nhàn và đơn giản”, chị nói thêm.
Quan trọng hơn, chị Jang cảm thấy, việc sở hữu một chiếc ô tô là dấu hiệu của sự thành công. Dù thế nào, có ô tô chắc chắn sẽ cảm thấy hãnh diện hơn.
“Năm 2017, khi con tôi đi học mẫu giáo. Vợ chồng tôi nghiến răng mua một chiếc ô tô SUV. Mặc dù chỉ là một chiếc SUV bình thường nhưng cũng đã tiêu tốn của 2 vợ chồng 1 khoản rất lớn”, chị N cho hay.
Khi đó, bạn bè xung quanh đã cố gắng thuyết phục chị không nên mua ô tô vì kinh tế gia đình chị chưa thực sự vững chắc. Trong quá trình sử dụng xe nếu không may xảy ra vấn đề hỏng hóc sẽ rất tốn kém.
“Nhưng tôi không để ý đến điều này. Tôi cảm thấy họ ghen tị với tôi vì tôi có nhà và xe”, chị Jang chia sẻ.
“Thành thật mà nói, kể từ khi có ô tô, tôi đã có một cuộc sống khá tốt được một thời gian. Ngày nào tôi lái xe đi làm, các bác bảo vệ cũng đối xử với tôi rất tôn trọng. Những ngày mưa, nhìn dòng người vất vả ướt rượt, tôi cảm thấy mình đặc biệt may mắn khi có được một chiếc ô tô.
Ngoài ra, mỗi lần đi cùng chồng con về quê, tôi luôn nhận được những cái nhìn ghen tị từ dân làng. Dù tôi rất khó khăn vì khoản thế chấp, tiền vay mua ô tô và áp lực nuôi con ở thành phố nhưng hàng xóm ở quê không biết tất cả những điều đó. Họ vẫn thể hiện sự ngưỡng mộ nhất định đối với tôi. Thành công mang lại cho tôi một cảm giác phù phiếm đặc biệt thỏa mãn”, thời điểm đó chị Jang cho rằng những người không mua xe đều là sai lầm, là không biết tận hưởng cuộc sống.
Thế nhưng, khi bước vào độ tuổi trung niên, trải qua vài năm kinh tế biến động, chi phí sinh hoạt ngày càng cao, giao thông công cộng trong thành phố ngày càng đông đúc và chi phí bảo dưỡng ô tô ngày một lớn, chị thay đổi hoàn toàn suy nghĩ: “Tôi dần dần cảm thấy việc có một chiếc ô tô ở nhà là một gánh nặng”.
Lý do được đưa ra là bởi, nếu như không về quê, vợ chồng chị có rất ít nhu cầu sử dụng (gần như bằng 0).
“Nếu phải đưa đón các cháu, vợ chồng tôi sẽ di chuyển bằng xe máy vì trường của chúng khá gần nhà. Nếu đi ô tô, việc đậu xe thực sự rất phiền phức. Ngoài ra, cả 2 vợ chồng chỉ làm việc cách nhà 3-4km. Chúng tôi có thể đến đó trong 20 phút bằng xe buýt. Số tiền 1 tháng cũng chỉ 200 nghìn đồng/người.
Chúng tôi khá bận rộn với công việc và cuộc sống ở thành phố, hiếm khi về quê. Dù có về quê cũng không tiện chở cả gia đình về. Chưa kể, nếu tự lái quãng đường 400km cũng rất mệt. Và cộng thêm chi phí cầu đường và xăng dầu, chi phí bỏ ra cũng rất tốn kém.
Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng một chiếc ô tô thực sự là một khoản chi phí bổ sung. Ngay cả khi dùng hay không, tôi vẫn luôn trả đủ loại phí. Thực sự rất tốn kém”, chị Jang nói thêm.
Sau hơn 7 năm “chung sống” với ô tô, chị Jang ngày càng cảm thấy những người xung quanh không học lái xe hay mua ô tô đều là những người tỉnh táo thực sự trên thế giới.
“Họ không học lái xe, cũng không chật vật kiếm tiền rồi trả góp để mua xe ô tô mà sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển, điều này có thể giúp họ tiết kiệm rất nhiều tiền. Dựa vào hoàn cảnh của gia đình tôi, nếu không mua ô tô, tôi có thể tiết kiệm ít nhất 120 triệu đồng mỗi năm. Số tiền tiết kiệm được trong 7 năm này là tiền đặt cọc mua 1 căn nhà“, chị Jang nhấn mạnh.
Ngoài ra, những người không mua ô tô có xu hướng ít căng thẳng hơn. Số tiền họ bỏ ra để mua và bảo dưỡng ô tô có thể dùng để trả nợ thế chấp sớm hoặc tiêu nhiều tiền hơn để báo hiếu cha mẹ hoặc làm bất cứ điều gì khác.
Bài viết được chia sẻ trên quan điểm cá nhân
Lý do lính cứu hỏa bất lực trước cháy rừng ở Los Angeles
Lính cứu hỏa Los Angeles đã bị áp đảo khi các đám cháy rừng đồng loạt bùng lên ở nhiều địa điểm, trong khi gió mạnh khiến việc chữa cháy trở nên bất khả thi.