'Điện Capitol lại chìm trong giận dữ, lần này là từ bên trong'

Những lời đổ lỗi qua lại về tinh trạng an ninh và nỗ lực luận tội Tổng thống Donald Trump càng làm cho những căng thẳng vốn có tại Điện Capitol leo thang.

02:30 14/01/2021

"Điện Capitol lại chìm trong sự giận dữ, song lần này nó không đến từ những người biểu tình mà đến từ chính bên trong nó", nhà báo Calvin Woodward của AP đánh giá về những sự kiện gần đây tại quốc hội Mỹ.

Theo cây bút trên, sự chia rẽ tại quốc hội Mỹ giữa nghị sĩ Dân chủ và nghị sĩ Cộng hòa cũng như trong nội bộ đảng Cộng hòa càng bị trầm trọng hóa do vấn đề an ninh cũng như y tế, không lâu sau ngày Điện Capitol chìm trong bạo loạn (6/1) và giữa lúc dịch Covid-19 vẫn lây lan nhanh trong tuần này.

Sự căng thẳng trên càng gia tăng khi các nhà lập pháp Dân chủ muốn nhanh chóng thúc đẩy việc luận tội hoặc phế truất Tổng thống Trump.

"Đây là một thời khắc 'thùng thuốc súng', một thời khắc lịch sử", một đảng viên Dân chủ bình luận.

Nỗ lực phế truất tổng thống

Sau cuộc bạo loạn ngày 6/1, đảng Dân chủ một lần nữa nỗ lực kết thức sớm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Có hai con đường mà đảng Dân chủ có thể chọn: thông qua luận tội hay phế truất ông Trump theo Tu chính án số 25.

Song, lần này, đảng Dân chủ không chỉ tập trung vào loại bỏ quyền lực của ông Trump, mà họ còn muốn loại các đồng minh trung thành của ông này - những người tin và thúc đẩy các cáo buộc về gian lận bầu cử.

Cang thang lai bao trum Dien Capitol anh 1
Lãnh đạo phe đa số hạ viên Nancy Pelosi nói về việc bãi nhiệm bằng Tu chính án số 25. Ảnh: Getty.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Casey, cùng nhiều người khác, đã kêu gọi trục xuất một số nghị sĩ Cộng hòa nếu họ không chấp nhận từ chức.

Mục tiêu của họ là Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Ted Cruz, cũng như một số hạ nghị sĩ Cộng hòa. Đây là những người đã lên tiếng phản đối kiểm phiếu cử tri và ủng hộ nỗ lực thay đổi kết quả bầu cử của ông Trump.

"Nếu chúng ta thất bại trong việc bắt họ chịu trách nhiệm về cuộc bạo loạn, chúng ta sẽ bật đèn xanh cho những kẻ độc tài trong tương lai", ông Casey nói.

Hạ nghị sĩ Jamie Raskin (bang Maryland) chỉ trích những nghị sĩ trên, cho rằng họ "tin vào một hiện thực khác hoàn toàn, và đó chính là nền tảng cho chủ nghĩa phát xít".

"Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bài ngoại và thuyết âm mưu chính là một thùng thuốc nổ nhằm vào nền dân chủ", hạ nghị sĩ trên nói thêm.

Căng thẳng quanh dịch Covid-19

Bà Pramila Jayapal, Hạ nghĩ sĩ bang Washington, đã trở thành nhà lập pháp Dân chủ thứ ba dương tính với Covid-19 sau chưa đầy một tuần kể từ khi cuộc bạo loạn tại Điện Capitol nổ ra.

Trước đó, hai hạ nghị sĩ Dân chủ là Brad Schneider và Bonnie Coleman cũng thông báo mình đã nhiễm Covid-19. Cả ba nghị sĩ này đều cho rằng việc mình nhiễm bệnh là do các đồng nghiệp Cộng hòa không tuân theo quy định phòng dịch.

Cang thang lai bao trum Dien Capitol anh 2
Bà Pramila Jayapal, Hạ nghị sĩ bang Washington, cho biết mình dương tính với Covid-19 sau khi ở trong phòng trú ẩn chung với một số nghị sĩ Cộng hòa không mang khẩu trang. Ảnh: AP.

Theo CNN, có ít nhất 6 nghị sĩ Cộng hòa đã từ chối mang khẩu trang trong phiên họp vào ngày 6/1.

Bà Jayapal, một trong ba nghị sĩ vừa mắc bệnh, cho biết việc này xảy ra sau khi bà "trú ẩn cùng một vài nghị sĩ Cộng hòa, những người không chỉ từ chối mang khẩu trang mà còn chế giễu các đồng nghiệp và nhân viên đưa khẩu trang cho họ".

Ông Schneider, một nghị sĩ Dân chủ khác dương tính, đã lên tiếng chỉ trích những nghị sĩ coi thường quy định về chống dịch.

"Tôi đang phải cách ly nghiêm ngặt, và tôi lo lắng cho sức khỏe của vợ mình. Tôi tức giận vì sự ích kỷ và ngạo mạn của những người phản đối đeo khẩu trang. Họ đặt chính mình lên trước sự an toàn và sức khỏe của các đồng nghiệp và nhân viên", ông tuyên bố trên website của mình.

Hạ nghị sĩ Debbie Dingell (bang Michigan) đã chỉ trích thẳng các nghị sĩ Cộng hòa. "Trong lúc cuộc bạo loạn chết chóc nổ ra, một vài nghị sĩ Cộng hòa đã cười nhạo các quy tắc, vốn được đặt ra không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả mà còn đảm bảo bộ máy lập pháp có thể vận hành", hạ nghị sĩ này phát biểu.

Vụ việc này đã khiến quốc hội Mỹ phải siết chặt các quy tắc chống dịch.

Trong một tuyên bố mới đây, cơ quan an ninh của hạ viện Mỹ đã yêu cầu tất cả phải mang khẩu trang khi có mặt tại đây. Nếu trái lệnh, người đó có thể bị buộc rời khỏi cơ quan lập pháp. Hạ viện Mỹ cũng đang bỏ phiếu nhằm phạt những nhà lập pháp không mang khẩu trang.

Tags:
Việt kiều tường thuật bên ngoài Nhà Quốc hội Mỹ: Sau 'Ngày đen tối' chuyện gì đã xảy ra?

Việt kiều tường thuật bên ngoài Nhà Quốc hội Mỹ: Sau 'Ngày đen tối' chuyện gì đã xảy ra?

Đúng hai tháng sau ngày 7.11 lịch sử, khi truyền thông đồng loạt công nhận Joe Biden là Tổng thống đắc cử của Mỹ và đúng 1 ngày sau sự kiện những người biểu tình tấn công, tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ, tôi quay trở lại đồi Capitol...

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất